Sắt vô cơ: Có nên bổ sung hay không? Giải đáp thắc mắc

Vấn đề thiếu máu ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản là vấn đề mang ý nghĩa toàn cầu. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra số liệu có những nơi tỷ lệ thiếu máu lên đến hơn 20% ( WHO, 2011 ) hoặc 40% trở lên ( WHO, 2016 ) đặc biệt ở những quốc gia có thu nhập thấp. Nguyên nhân chủ yếu của thiếu máu là do thiếu sắt.

Chính vì lý do này, các chế phẩm bổ sung sắt trên thị trường có rất nhiều liều lượng, công thức và sinh khả dụng. Vậy việc lựa chọn bổ sung sắt như thế nào là hợp lý? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để có cái nhìn tổng quan về việc Nên bổ sung Sắt hữu cơ hay Sắt vô cơ?

  1. Khái niệm:

– Sắt được bổ sung dưới dạng muối có thể là hữu cơ hoặc vô cơ. Có thể đánh giá 1 loại sắt bổ sung là tốt hay chưa tốt qua khả năng hấp thu của cơ thể và chuyển hóa vào máu, hình thành nên hồng cầu.

Sắt - thành phần cấu tạo nên hồng cầu
Sắt – thành phần cấu tạo nên hồng cầu

1.1 Sắt hữu cơ là gì?

– Sắt hữu cơ là dạng muối sắt có gốc muối hữu cơ như: Sắt gluconate, Sắt fumarate, Sắt bisglycinate,..

1.2 Sắt vô cơ là gì?

– Sắt vô cơ là dạng muối sắt có gốc muối vô cơ như: Sắt sulfat, Sắt chloride,..

2. So sánh giữa sắt hữu cơ và sắt vô cơ

2.1 Giống nhau:

Bản chất Sắt vô cơ hay Sắt hữu cơ đều là sắt nên về mặt công dụng và chuyển hóa hấp thu đều có phần giống nhau

+ Về công dụng: Tham gia quá trình tạo Hemoglobin và Myoglobin cần thiết cho vận chuyển oxy trong máu và cơ. Hỗ trợ điều trị hoặc ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt, giúp cơ thể bổ sung sắt, hỗ trợ quá trình sản xuất hồng cầu.

Cấu tạo của Hemoglobin
Cấu tạo của Hemoglobin

 

+ Về cơ chế: Sắt được giải phóng qua những biến đổi hóa học nhờ acid dạ dày hòa tan và enzym phân cắt và biến đổi vật lý nhờ hoạt động nhào trộn, co bóp của các cơ tại dạ dày. Sắt sau khi biến đổi có dạng ion Fe2+ để dễ dàng hấp thu chủ yếu ở tá tràng của ruột non.

Cơ chế hấp thu sắt tại Tá tràng
Cơ chế hấp thu sắt tại Tá tràng

2.2 Khác nhau

+ Về dạng bào chế: Sắt vô cơ là dạng viên nén, viên nang, viên nhai. Sắt hữu cơ là dạng nước, siro,..

+ Về khả năng giải phóng: Theo nghiên cứu năm 2013, Mohammed Gulrez ZARIWALA và cộng sự đã chỉ ra rằng Sắt vô cơ đi vào dạ dày ruột sẽ giải phóng nhanh chóng và ồ ạt hơn so với sắt hữu cơ. Hấp thu nhanh hơn nên dễ gây ra nôn nao cho người mới sử dụng.

+ Về khả năng dung nạp: Trong nghiên cứu của thấy sắt hữu cơ có khả năng dung nạp tốt hơn, đồng thời hạn chế tích lũy bất lợi hơn bổ sung Sắt vô cơ. Vì vậy Sắt hữu cơ an toàn hơn với người sử dụng, đặc biệt là Phụ nữ có thai.

+ Về tác dụng phụ: Sắt vô cơ thường gây ra táo bón, tiêu chảy, nôn nao, đi ngoài phân đen,.. Còn sử dụng Sắt hữu cơ sẽ ít gây ra tác dụng phụ như trên.

+ Về giá thành: Sắt hữu cơ có giá thành cao hơn Sắt vô cơ.

So sánh Sắt hữu cơ và Sắt vô cơ
So sánh Sắt hữu cơ và Sắt vô cơ

3. Những lưu ý khi bổ sung Sắt:

3.1 Đặc điểm hấp thu sắt

– Hấp thu sắt chủ yếu ở tá tràng và ruột non nhưng ở mức độ khác nhau tùy thuộc vào lượng sắt dự trữ trong cơ thể, khi hàm lượng sắt dự trữ thấp, lượng sắt hấp thu có thể lên đến 50 lần.

– Phần lớn sắt bổ sung được hấp thu ở đầu ruột non, pH acid ở đoạn ruột này cũng giúp việc hấp thu Fe2+ dễ dàng hơn; Các chất tham gia vào khử Fe3+ thành Fe2+ bao gồm Vitamin C hoặc men Ferriductase ở diềm bàn chải.

– Sắt nên uống vào thời điểm trước ăn trưa hoặc sau ăn trưa từ 1-2 tiếng

3.2 Tương tác giữa sắt với các vi chất

  • Các chất gây cản trở hấp thu: Hấp thu sắt bị ảnh hưởng bởi sự tương tác với các ion và chất khoáng hóa kim loại khác. Nói chung, Sắt sẽ bị cản trở hấp thu khi khẩu phần ăn có nhiều cation hóa trị 2 như:

– Canxi: Bữa ăn trên 500mg Canxi

– Magie: Bữa ăn có lượng Mg cao gấp 300 lần Sắt

– Kẽm: Bữa ăn có lượng Kẽm gấp 5 lần Sắt

–  Ngoài ra, có những thành phần không tiêu hóa được có trong khẩu phần làm cản trở hấp thu sắt không hem và Kẽm gồm: chất xơ và lignin và các sản phẩm của phản ứng Maillard

  • Các chất tăng cường hấp thu:

– Thịt, phủ tạng, các acid amin (đặc biệt là cystein)

– Vitamin C, a.citric, a.oxalic, đường fructose, rượu, các thức ăn mang tính acid

3.3 Nguồn sắt trong thực phẩm:

– Sắt trong thực phẩm xuất hiện dưới 2 dạng là sắt hem và sắt không hem. Gần 50% sắt trong thịt là sắt hem (sắt protoporphyrin), giá trị sinh học cao.

Thịt chứa chủ yếu là sắt hem
Thịt chứa chủ yếu là sắt hem

– Nguồn sắt không hem gồm: rau quả, sữa và các sản phẩm từ sữa, sắt dưới dạng muối hòa tan 2+ và 3+

Rau xanh đậm chứa nhiều sắt không hem
Rau xanh đậm chứa nhiều sắt không hem

Bài viết được viết dựa trên so sánh khả năng hấp thu khác nhau của dạng ion Sắt 2+. Mong rằng bạn đọc có cái nhìn khách quan về việc lựa chọn loại sắt phù hợp với từng đối tượng, đặc biệt là phụ nữ có thai và trẻ em. 

Tài liệu tham khảo:

– Comparison Study of Oral Iron Preparations Using a Human Intestinal Model/2013, Mohammed Gulrez ZARIWALA và cộng sự

– Effectiveness and tolerability of oral liquid ferrous gluconate in iron-deficiency anemia in pregnancy/1993

– Sách dinh dưỡng cơ sở – Đại học Y Hà Nội/2016

– WHO/2011

– WHO/2016

Tìm hiểu các bài viết liên quan tại: https://ancarepharma.com/chu-de/kien-thuc-dinh-duong-vi/

Để được tư vấn cụ thể hãy liên hệ với chúng tôi: https://www.facebook.com/ancarepharma