Đái tháo đường thai kỳ là một tình trạng phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé trong giai đoạn mang thai. Việc kiểm soát chế độ dinh dưỡng hợp lý không chỉ giúp duy trì mức đường huyết ổn định mà còn đảm bảo thai kỳ an toàn và khỏe mạnh. Tuy nhiên, làm thế nào để xây dựng một thực đơn cân đối và đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cả mẹ và bé? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này!
1. Khái niệm đái tháo đường thai kỳ
Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO (2013), tình trạng tăng đường máu được phát hiện lần đầu khi có thai được phân loại thành:
– Đái tháo đường thai kỳ, hay còn gọi là đái tháo đường rõ (Overt Diabetes) có mức đường máu đạt mức chẩn đoán đái tháo đường tiêu chuẩn (WHO, 2006), trong khi đái tháo đường thai kỳ có mức đường máu thấp hơn.
– Hội Nội tiết Mỹ (Endocrine Society) định nghĩa đái tháo đường thai kỳ là tình trạng liên quan đến tăng glucose máu của mẹ với mức độ thấp hơn đái tháo đường mang thai (đái tháo đường rõ) và làm tăng nguy cơ các kết cục sản khoa bất lợi.
2. Yếu tố nguy cơ trong đái tháo đường thai kỳ
– Yếu tố thai phụ: lớn tuổi, nhiều con, BMI trước khi mang thai, tăng cân quá mức trong thai kỳ, hội chứng buồng trứng đa nang.
– Tiền sử ĐTĐ trong gia đình thế hệ thứ nhất.
– Tiền sử sản khoa: thai lưu, sinh con to, ĐTĐTK trong lần sinh trước.
– Các yếu tố trong thai kỳ: tăng huyết áp, đa thai.
3. Tiêu chuẩn chẩn đoán
Đái tháo đường thai kỳ được xác định nếu mức glucose huyết tương đạt ít nhất 1 tiêu chuẩn chẩn đoán sau:
– Glucose huyết tương lúc đói 5,1 – 6,9 mmol/l (92 – 125 mg/dl);
– Glucose huyết tương 1 giờ sau uống 75 gr anhydro glucose ≥ 10,0 mmol/l (180 mg/dl).
– Glucose huyết tương 2 giờ sau uống 75 gr anhydro glucose 8,5 – 11,0 mmol/l (153 -199 mg/dl).
Sàng lọc Đái tháo đường thai kỳ được khuyến cáo vào tuần thứ 24 đến tuần 28 của kỳ thai. Ngoài thời gian trên, nếu mức đường máu đạt các tiêu chuẩn trên thì cũng được xác định là Đái tháo đường thai kỳ.
4. Vai trò và nguyên tắc của dinh dưỡng trong điều trị đái tháo đường thai kỳ
Kiểm soát được nồng độ Glucose máu, từ đó ngăn ngừa được các biến chứng và cải thiện được chất lượng cuộc sống.
4.1 Cung cấp đủ năng lượng
Tính nhu cầu năng lượng theo ngày/ cân nặng lý tưởng:
- NL= 30 – 35kcal x cân nặng lý tưởng/ngày
3 tháng đầu thai kỳ: NCNL không đổi/ngày
3 tháng giữa thai kỳ: NCNL tăng thêm 250kcal/ngày
3 tháng cuối thai kỳ: NCNL tăng thêm 450kcal/ngày
Tỷ lệ các chất sinh năng lượng:
+ Glucid: 55 – 60%
+ Protein: 20 – 25% (Protein động vật > 50% tổng sổ Protein)
(Chú ý: những tháng cuối nếu có phù: lượng đạm giảm, tối đa 20%).
+ Lipid: 15 – 25% (Acid béo không no: 2/3).
4.2 Tăng cường chất xơ
Theo nhu cầu khuyến nghị của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia: Nhu cầu chất xơ mỗi ngày là:
- Người bình thường: 20g xơ/ ngày
- Người bệnh ĐTĐ: 30 – 40g xơ/ ngày
(trong 100g rau trung bình chỉ chứa khoảng 2-3g xơ)
- Chất xơ gồm 2 loại
+ Chất xơ hòa tan: Có tác dụng tốt trong trường hợp rối loạn đường máu, rối loạn mỡ máu.
+ Chất xơ không tan: Làm cho quá trình hấp thu đường vào máu chậm hơn…
4.3 Chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp
Chỉ số đường huyết của thực phẩm là khả năng làm tăng đường máu của một loại thực phẩm sau khi ăn. Chỉ số đường huyết bị ảnh hưởng nhiều bởi dạng chế biến và sự phối hợp thực phẩm. Chọn lựa thực phẩm nên dựa theo lượng đường, lượng chất xơ và chỉ số đường huyết.
Ví dụ như nhóm ngũ cốc, tinh bột nên ăn: gạo xay xát rối, bánh mỳ nguyên cám, bánh đúc, bún, khoai sọ,…
Nhóm tinh bột nên hạn chế ăn: Miến, bánh mỳ trắng, gạo xay xát kỹ, bột sắn,..
Nhóm quả chín nên ăn: Roi, bưởi, mận, thanh long, đu đủ, dưa lưới,..
Nhóm quả chín nên hạn chế ăn: Hồng xiêm, na, nhãn, vải, măng cụt, táo, chôm chôm,..
4.4 Cố định giờ ăn, ổn định lượng thực phẩm ăn vào
- Để phù hợp với sinh lý tiết Insulin của cơ thể
- Phù hợp với giờ tiêm, uống thuốc
- Góp phần ổn định đường máu.
💡 Lưu ý: Quản lý chế độ ăn là yếu tố chính trong điều trị đái tháo đường thai , nhưng luôn cần tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Tìm hiểu các bài viết liên quan tại: https://ancarepharma.com/chu-de/kien-thuc-dinh-duong-vi/
Để được tư vấn cụ thể hãy liên hệ với chúng tôi: https://www.facebook.com/ancarepharma
Tài liệu tham khảo:
- WHO/2013/Overt Diabetes
- DDCS ĐHYHN