Có cần bổ sung d3k2 cho trẻ sơ sinh không?

Hẳn là các mẹ hiện đại rất băn khoăn về việc tăng chiều cao cho em bé nhà mình, đặc biệt là trong những năm đầu đời của trẻ. Trong những năm gần đây, việc bổ sung vi chất, nhất là 2 người vận chuyển canxi là vitamin D3 và vitamin K2 được quan tâm và nhấn mạnh. Vậy về mặt khoa học, có nên bổ sung D3K2 cho trẻ ngay từ khi mới sinh ra không? Hãy cùng AN Care Pharma tìm hiểu trong bài viết: Có cần bổ sung D3K2 cho trẻ sơ sinh không?

1. Vitamin D

1.1 Tổng quan về vitamin D

– Thực trạng: Thiếu vitamin D ở trẻ em Việt Nam là rất cao, theo kết quả điều tra có khoảng 60% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và trẻ nhỏ thiếu vitamin D.

Vitamin D là một vitamin tan trong chất béo, là chất điều biến sự hấp thụ canxi và sức khỏe của xương. Nó cũng đóng vai trò quan trọng trong điều hòa miễn dịch và hỗ trợ hệ miễn dịch của cơ thể.

Vitamin D
Vitamin D

Vai trò lớn nhất của vitamin D được biết đến là thúc đẩy sự hấp thụ canxi ở ruột và duy trì nồng độ canxi và phosphate trong huyết thanh cân bằng để khoáng hóa xương bình thường và ngăn ngừa chứng tetany hạ canxi máu (co cơ không tự chủ, dẫn đến chuột rút và co thắt). Vitamin D cũng cần thiết cho sự phát triển của xương và tái tạo xương của tế bào tạo xương và tế bào hủy xương. Nếu không có đủ vitamin D, xương có thể trở nên mỏng, giòn hoặc biến dạng. Sự đầy đủ vitamin D ngăn ngừa còi xương ở trẻ em và nhuyễn xương ở người lớn.

Vitamin D có những vai trò khác trong cơ thể, bao gồm giảm viêm cũng như điều chỉnh các quá trình như tăng trưởng tế bào, chức năng thần kinh cơ và miễn dịch, và chuyển hóa glucose.

Bảng 1: Nhu cầu khuyến nghị vitamin D (µg/ngày)

Nhóm tuổi
Nam Nữ
RDA UL RDA UL
0-5 tháng 10 25 10 25
6-8 tháng 10 37,5 10 37,5
9-11 tháng 10 37,5 10 37,5
1-2 tuổi 15 62,5 15 62,5
3-5 tuổi 15 75 15 75
6-7 tuổi 15 75 15 75
8-9 tuổi 15 100 15 100
10-11 tuổi 15 100 15 100
12-14 tuổi 15 100 15 100
15-19 tuổi 15 100 15 100
20-29 tuổi 15 100 15 100
30-49 tuổi 15 100 15 100
50-69 tuổi 20 100 20 100
>= 70 tuổi 20 100 20 100
Phụ nữ có thai 20 100
Phụ nữ cho con bú 20 100

RDA – Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị

UL – Giới hạn tiêu thụ tối đa

1.2 Nguồn gốc vitamin D

Vitamin D có rất nhiều dạng tồn tại, nhưng dạng dễ gặp nhất trong thực phẩm là dạng cholecalciferol (vitamin D3)  Ergocalciferol (vitamin D2). Chỉ có một số lượng hạn chế các loại thực phẩm tự nhiên chứa vitamin D. Nguồn vitamin D3 là các loại cá (không chỉ cá béo), lòng đỏ trứng và nội tạng như gan. Thịt chứa một lượng nhỏ vitamin D3. Ngoài ra, một số loại nấm hoang dã có thể chứa một lượng đáng kể vitamin D2. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích hoạt quá trình tổng hợp vitamin D.

Bảng 2: Hàm lượng Vitamin D trong các loại thực phẩm phổ biến

Thực phẩm Vitamin D (μg/100g) Vitamin D (UI/100g)
Lươn 25,6 1024
Cá rô 24,6 984
Cá trích 15,4 616
Cá hồi 12,4 496
Lòng đỏ trứng 7,8 312
Cá ngừ 7,2 288
Cá tuyết 7 280
Trứng 2,8 112
Gan, thịt bò 0,8 32
0,3 12

1.3 Những đối tượng nào dễ thiếu vitamin D

Bất kỳ ai cũng có nguy cơ thiếu hụt vitamin D nếu lượng hấp thụ qua chế độ ăn không đáp ứng đủ nhu cầu trong thời gian dài, tiếp xúc ánh nắng mặt trời hạn chế, chức năng thận suy giảm khiến quá trình chuyển đổi 25(OH)D thành dạng hoạt động bị ảnh hưởng, hoặc khả năng hấp thụ vitamin D qua đường tiêu hóa không hiệu quả. Đặc biệt, chế độ ăn ít vitamin D thường gặp ở những người bị dị ứng sữa, không dung nạp lactose, hoặc những người ăn chay trường hay thuần chay.

Đối tượng thiếu vitamin D: Trẻ sơ sinh bú mẹ

Trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn hoặc một phần thường không nhận đủ lượng vitamin D cần thiết, làm hàm lượng vitamin D trong sữa mẹ khá thấp, chỉ từ 0,6 đến 2,0 mcg/L (25 đến 78 IU/L ). Hàm lượng này phụ thuộc nhiều vào tình trạng vitamin D của mẹ, và các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung ít nhất 50 mcg (2.000 IU) vitamin D3 mỗi ngày giúp tăng lượng vitamin D đáng kể trong sữa mẹ.

1.4 Có cần bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh không?

Nhiều mẹ sẽ thắc mắc rằng cơ thể chúng ta có thể tự tổng hợp vitamin D từ tia UVB của ánh sáng mặt trời. Vậy có nên cho trẻ tắm nắng không?

Mặc dù xúc tiếp với tia UVB có thể giúp cơ thể trẻ tổng hợp vitamin D, Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến khích cha mẹ hạn chế để trẻ dưới 6 tháng tuổi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Trẻ em cần được bảo vệ bằng quần áo, đội mũ, và chỉ kem chống nắng lên những vùng da nhỏ khi không thể tránh nắng.

Để đảm bảo nhu cầu vitamin D, AAP đề sản xuất bổ sung 10 mcg (400 IU) vitamin D mỗi ngày cho trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn hoặc một phần, bắt đầu ngay sau sinh và kéo dài đến khi trẻ cai sữa và tiêu thụ ít nhất 1.000 mL/ngày sữa công thức hoặc sữa nguyên kem bổ sung vitamin D. Với trẻ không bú mẹ hoặc uống ít nhất hơn 1.000 mL/ngày sữa công thức hoặc sữa bổ sung vitamin D, cũng cần bổ sung 10 mcg (400 IU) vitamin D mỗi ngày.

Có cần bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh không? 
Có cần bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh không?

Tuy nhiên, dữ liệu từ NHANES 2009–2016 cho thấy tỷ lệ trẻ được bổ sung vitamin D theo khuyến nghị còn thấp, chỉ khoảng 20,5% ở trẻ bú mẹ và 31,1% ở trẻ không bú mẹ.

2. Vitamin K

2.1 Tổng quát

Vitamin K là một nhóm các vitamin tan trong chất béo, đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, chuyển hóa xương và nhiều chức năng sinh học khác của cơ thể.

  • Hỗ trợ đông máu: Vitamin K tham gia kích hoạt các protein cần thiết để hình thành cục máu đông, ngăn ngừa chảy máu không kiểm soát.
  • Tăng cường sức khỏe xương: Vitamin K2 kích hoạt osteocalcin, một protein giúp gắn canxi vào xương, tăng mật độ xương và giảm nguy cơ gãy xương.
  • Bảo vệ sức khỏe tim mạch: Vitamin K2 hỗ trợ protein Matrix Gla (MGP), ngăn ngừa canxi lắng đọng trong động mạch, từ đó giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.
Vitamin K
Vitamin K

 

Theo Viện Dinh Dưỡng khuyến nghị, nhu cầu khuyến nghị mỗi ngày là:

Bảng 3: Nhu cầu khuyến nghị vitamin K (µg/ngày)

Nhóm tuổi
Nam Nữ
AI AI
0-5 tháng 4 4
6-12 tháng 7 7
1-2 tuổi 60 60
3-5 tuổi 70 70
6-7 tuổi 85 85
8-9 tuổi 100 100
10-11 tuổi 120 120
12-14 tuổi 150 150
15-17 tuổi 160 160
18-19 tuổi 150 150
20-29 tuổi 150 150
30-49 tuổi 150 150
50-69 tuổi 150 150
≥ 70 tuổi 150 150
Phụ nữ có thai 150
Phụ nữ cho con bú 150

AI – Mức tiêu thụ đủ

2.2 Nguồn gốc Vitamin K

Có 2 dạng vitamin K trong tự nhiên là K1 và K2
Vitamin K1: phân phối chủ yếu trong gan, có vài trò quan trọng để tạo ra yếu tố đông máu. Vitamin K1 có nhiều trong thực phẩm như rau lá xanh và trái cây (kale, broccoli, xúp lơ, bắp cải, chuối, lê…)
Nguồn Vitamin K1 từ thực phẩm
Nguồn Vitamin K1 từ thực phẩm
Vitamin K2 được phân phối khắp cơ thể, có vai trò định hướng canxi vào xương, duy trì sức khoẻ tim mạch, giúp trị tiểu đường và nhiều bệnh tật khác. Dạng MK7 – dạng vượt trội nhất của vitamin K2 chỉ có trong 1 số thực phẩm lên men như đậu natto Nhật Bản và phô mai nguyên chất.
Thực phẩm giàu Vitamin K2
Thực phẩm giàu Vitamin K2

2.3 Vitamin K2 và vai trò đặc biệt đối với xương

Canxi là thành phần cơ bản, đóng vai trò như “nguyên liệu xây dựng” để hình thành và phát triển xương, từ đó góp phần gia tăng chiều cao. Chu trình tự nhiên của canxi bắt đầu từ việc cơ thể hấp thụ thông qua thức ăn, chuyển qua ruột vào máu và sau đó phân phối đến mô xương. Tuy nhiên, canxi không thể tự di chuyển và gắn kết vào xương một cách tự nhiên mà cần sự hỗ trợ của các yếu tố khác.

 

Vitamin D, hoạt động như một hormone, đảm nhận vai trò quan trọng trong việc tăng cường hấp thụ canxi từ ruột vào máu. Sau khi vào máu, Vitamin K2 trở thành yếu tố then chốt để vận chuyển canxi đến đúng vị trí trong cơ thể. Với sự hỗ trợ của Vitamin D, Vitamin K2 kích hoạt osteocalcin – loại protein cần thiết để đưa canxi vào xương. Quá trình này giúp tăng mật độ khoáng trong xương, làm xương chắc khỏe hơn. Đồng thời, Vitamin K2 còn kích hoạt các protein khác có chức năng ngăn chặn sự lắng đọng canxi tại thành mạch máu, giảm nguy cơ các bệnh tim mạch.

Vitamin K2 và vai trò đặc biệt đối với xương
Vitamin K2 và vai trò đặc biệt đối với xương

Một nghiên cứu chiều dọc theo dõi 307 trẻ em tại Hà Lan (từ 8 đến 14 tuổi) trong suốt 2 năm đã cho thấy, nồng độ osteocalcin được kích hoạt (chỉ số thể hiện tình trạng Vitamin K2 trong cơ thể) có mối liên hệ chặt chẽ với sự gia tăng hàm lượng khoáng chất trong xương của trẻ.

Ngoài ra, một nghiên cứu cắt ngang trên 225 bé gái Đan Mạch (độ tuổi từ 10 đến 12) cũng khẳng định mối quan hệ tích cực giữa nồng độ Vitamin K trong máu và hàm lượng khoáng chất trong toàn bộ xương, đặc biệt là vùng cột sống.

2.4. Những đối tượng nào dễ bị thiếu vitamin K2?

TS. Theuwissen (Hà Lan) đo lượng vitamin K trong máu của 896 đối tượng khoẻ mạnh, kết quả cho thấy, tuy các protein giúp đông máu vẫn ở trạng thái bình thường, nhưng lượng osteocalcin không được kích hoạt rất cao, điều này cho thấy đa phần người khoẻ mạnh không bổ sung đủ vitamin K. Đặc biệt với người lớn tuổi và trẻ em.
Vì sự thay đổi thói quen ăn uống của chúng ta, lượng vitamin K hàng ngày bị giảm nhiều. Ngoài ra, ở trẻ em quá trình phát triển xương diễn ra mạnh mẽ và lượng Osteocalcin được tạo ra cao gấp 8-10 lần so với người lớn. Do đó cần nhiều vitamin K2 để kích hoạt Osteocalcin giúp quá trình chuyển hoá canxi diễn ra tốt hơn.

2.5. Bổ sung vitamin K2 như thế nào để tốt cho xương giúp trẻ tăng chiều cao?

Khác với K1 có nhiều trong thực phẩm, nguy cơ chúng ta thiếu vitamin K2 cao hơn nhiều, bổ sung thêm vitamin K2 từ các nguồn bên ngoài là cần thiết.
Như đã nói ở trên, vitamin K2 hoạt động tốt nhất khi có sự kết hợp của Vitamin D3. K2 cần thiết cho kích hoạt osteocalcin thông qua hoạt động của các enzyme, và chính D3 hỗ trợ tạo ra enzyme kích hoạt đó.

Hãy ưu tiên chọn thực phẩm bổ sung Vitamin D3 K2 từ các thương hiệu uy tín, có nguồn gốc rõ ràng và được sản xuất tại các nhà máy đạt chuẩn GMP hoặc ISO quốc tế. Đồng thời, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần.

Tài liệu tham khảo

  1. Institute of Medicine, Food and Nutrition Board. Dietary Reference Intakes for Calcium and Vitamin D. Washington, DC: National Academy Press, 2010.
  2. Picciano MF. Nutrient composition of human milk. Pediatr Clin North Am 2001;48:53-67.
  3. Wagner CL, Greer FR, American Academy of Pediatrics Section on Breastfeeding, American Academy of Pediatrics Committee on Nutrition. Prevention of rickets and vitamin D deficiency in infants, children, and adolescents. Pediatrics 2008;122:1142-52.
  4. Davis CD, Dwyer JT. The ‘sunshine vitamin’: benefits beyond bone? J Natl Cancer Inst 2007;99:1563-5.
  5. Mattila, 1995National Public Health Institute, 2004.
  6. British Journal of Nutrition (2008), 100, 852–858 doi:10.1017/S0007114508921760
  7.  Br J Nutr. 2007 Apr;97(4):661-6. doi: 10.1017/S0007114507433050.Am J Clin Nutr 1999; 69(1): 74-9; PMID:9925126
  8. Children (Basel). 2022 Jan; 9(1): 78. Published online 2022 Jan 5. doi: 10.3390/children9010078

 

Tìm hiểu các bài viết liên quan tại: https://ancarepharma.com/chu-de/kien-thuc-dinh-duong-vi/

Để được tư vấn cụ thể hãy liên hệ với chúng tôi: https://www.facebook.com/ancarepharma