Dấu hiệu thiếu canxi ở trẻ

Quan niệm thiếu canxi dẫn đến hạn chế chiều cao đã được nhắc đến nhiều trong dân gian, nhưng không phải mẹ bỉm nào cũng nhận biết được các dấu hiệu thiếu canxi ở trẻ. Bài viết dưới đây sẽ giúp phụ huynh hiểu rõ vai trò quan trọng của canxi đối với chiều cao, đồng thời nhận biết các biểu hiện của tình trạng thiếu hụt này. Từ đó, các mẹ có thể sớm phát hiện và bổ sung canxi đúng cách, hỗ trợ con phát triển toàn diện về tầm vóc.

1. Tổng quan về Canxi trong cơ thể:

1.1 Thực trạng thiếu hụt canxi ở người Việt Nam

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, khẩu phần ăn của người Việt Nam hiện nay chỉ đáp ứng khoảng 50-60% nhu cầu canxi hàng ngày, tức là khoảng 400-600 mg canxi/người/ngày.

  • Nguyên nhân chính:
    • Chế độ ăn thiếu sữa và chế phẩm từ sữa.
    • Ít tiêu thụ rau xanh và thực phẩm giàu canxi.
    • Thiếu tiếp xúc ánh nắng, dẫn đến thiếu Vitamin D hỗ trợ hấp thu canxi.

1.2 Mỗi người cần bao nhiêu canxi một ngày?

Cơ thể chúng ta không thể tự sản xuất canxi. Chỉ hấp thụ canxi thông qua thức ăn và đồ uống hoặc từ các thực phẩm bổ sung. Đây là lý do tại sao canxi được coi là “chất dinh dưỡng thiết yếu” trong chế độ ăn uống.

Vậy lượng canxi phù hợp với trẻ là bao nhiêu? Đây là câu hỏi khó trả lời hơn bạn nghĩ. Hướng dẫn về lượng canxi hấp thụ khác nhau trên toàn thế giới do chế độ ăn uống, di truyền, lối sống và lý do địa lý.

Nhu Cầu Canxi Khuyến Nghị (Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới – WHO và Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam)

Đối tượng Nhu cầu Canxi/ngày (mg)
Trẻ sơ sinh (0-6 tháng) 200
Trẻ sơ sinh (7-12 tháng) 260
Trẻ em (1-3 tuổi) 700
Trẻ em (4-8 tuổi) 1000
Trẻ em (9-18 tuổi) 1300
Người trưởng thành (19-50 tuổi) 1000
Phụ nữ mang thai/cho con bú 1000-1300
Người trên 50 tuổi 1200

– Hơn 99% lượng canxi trong cơ thể tập trung ở xương và răng, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên bộ khung nâng đỡ và bảo vệ vững chắc. Phần còn lại, chiếm chưa đến 1%, tồn tại trong cơ, mô, và máu. Tuy nhiên, 1% này đóng vai trò rất quan trọng. Theo chuyên gia Czerwony, “Dù chỉ chiếm một lượng nhỏ, nhưng nó lại có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tổng quát”. Ví dụ nếu trẻ thiếu canxi ở giai đoạn đầu sẽ biểu hiện sớm như:

2. Biểu hiện trên hệ thần kinh

  • Đổ mồ hôi nhiều, đặc biệt vào ban đêm (mồ hôi trộm).
  • Trẻ khó ngủ, ngủ không sâu giấc, hay giật mình.
  • Dễ cáu gắt, quấy khóc, khó chịu mà không rõ lý do.
  • Có biểu hiện co thắt thanh quản, gây khó thở hoặc khóc “thét”.

3. Biểu hiện trên hệ cơ xương

  • Đối với trẻ nhỏ: Thóp liền muộn, xương sọ mềm, dễ bị bẹp đầu.
  • Chậm mọc răng, răng mọc không đều.
  • Chậm biết lẫy, bò, đứng, đi so với độ tuổi.
  • Biến dạng xương: chân vòng kiềng, xương lồng ngực nhô lên.
  • Trẻ hay bị chuột rút, co cứng cơ.
  • Yếu cơ, không linh hoạt khi vận động.
Dấu hiệu thiếu canxi kéo dài: chân vòng kiềng
Dấu hiệu thiếu canxi kéo dài: chân vòng kiềng

4. Biểu hiện trên hệ miễn dịch

  • Dễ mắc các bệnh nhiễm trùng như cảm cúm, viêm phổi.
  • Vết thương lâu lành.

5. Các dấu hiệu khác

  • Rụng tóc vành khăn (phía sau đầu).
Dấu hiệu trẻ thiếu canxi: Rụng tóc vành khăn
Dấu hiệu trẻ thiếu canxi: Rụng tóc vành khăn
  • Móng tay giòn, dễ gãy.

Vậy khi nào cần bổ sung canxi?

Nếu trẻ có các dấu hiệu trên hoặc nghi ngờ thiếu canxi, nên:

  1. Đưa trẻ đi khám bác sĩ để xác định chính xác tình trạng.
  2. Bổ sung canxi theo chỉ định, kết hợp với Vitamin D để tăng hấp thụ.
  3. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, bổ sung thực phẩm giàu canxi như sữa, phô mai, sữa chua, cá, trứng, rau xanh.
Bổ sung thực phẩm giàu canxi
Bổ sung thực phẩm giàu canxi

 

Tìm hiểu các bài viết liên quan tại: https://ancarepharma.com/chu-de/kien-thuc-dinh-duong-vi/

Để được tư vấn cụ thể hãy liên hệ với chúng tôi: https://www.facebook.com/ancarepharma

Tài liệu tham khảo:

  • WHO
  • Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia