Bổ sung combo Sắt Kẽm cho trẻ đúng cách

Sắt Kẽm là hai vi chất dinh dưỡng thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và duy trì sức khỏe, đặc biệt ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Tuy nhiên, nhiều ba mẹ vẫn chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc bổ sung Sắt Kẽm đúng cách cho trẻ. Hãy cùng tìm hiểu vì sao hai vi chất này cần thiết, thực trạng thiếu hụt, và cách bổ sung hiệu quả nhất.

1. Vai trò của Sắt Kẽm với cơ thể

1.1. Vai trò của Sắt với cơ thể

Sắt là thành phần chính trong quá trình sản xuất hemoglobin, protein vận chuyển oxy trong máu. Đây là vi chất không thể thiếu để cơ thể hoạt động hiệu quả. Vai trò của sắt bao gồm:

  • Vận chuyển oxy: Sắt là thành phần chính của hemoglobin, một protein trong hồng cầu giúp vận chuyển oxy từ phổi đến các tế bào.
  • Lưu trữ oxy: Sắt là thành phần của myoglobin – chức năng chính là trao đổi và lưu giữ oxy cho cơ vận động. Chúng kết hợp với chất dinh dưỡng để giải phóng khi co cơ.
  • Hỗ trợ tạo máu: Sắt giúp duy trì lượng máu khỏe mạnh, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.
  • Sản xuất năng lượng: Sắt tham gia vào cấu trúc của cytocrom, là thành phần enzym hoặc chất xúc tác sinh học cần thiết cho quá trình chuyển hóa năng lượng từ các chất dinh dưỡng.
  • Chức năng miễn dịch: Sắt không chỉ cần thiết cho quá trình tạo máu mà còn tham gia vào nhiều quá trình miễn dịch khác như thực bào, tiêu diệt vi khuẩn, tăng sinh tế bào T,…
  • Phát triển thể chất và trí não: Đặc biệt quan trọng đối với trẻ em, sắt hỗ trợ phát triển não bộ và tăng trưởng toàn diện.
Vai trò của Sắt
Vai trò của Sắt

Xem thêm: 5 Lý do nên lựa chọn FeriPro – Siro Sắt không tanh từ AN Care Pharma

1.2. Vai trò của Kẽm với cơ thể

Kẽm là một khoáng chất vi lượng thiết yếu, giữ nhiều vai trò quan trọng trong các hoạt động sinh hóa và chức năng của cơ thể:

  • Tăng cường miễn dịch: Kẽm tham gia vào quá trình sản xuất tế bào miễn dịch và kháng thể.
  • Hỗ trợ phát triển: Kẽm cần thiết cho sự tăng trưởng chiều cao và cân nặng, đặc biệt ở trẻ em.
  • Làm lành vết thương: Kẽm giúp tăng tốc độ tái tạo tế bào, làm lành vết thương nhanh chóng.
  • Duy trì vị giác và khứu giác: Thiếu kẽm có thể gây mất cảm giác vị giác hoặc khứu giác khiến bé ăn không ngon, chán ăn.
Vai trò của Kẽm
Vai trò của Kẽm

Xem thêm: Siro Kẽm hữu cơ vị cam 

2. Thực trạng thiếu Sắt Kẽm

Tình trạng thiếu hụt sắt và kẽm khá phổ biến, đặc biệt ở những đối tượng như phụ nữ mang thai, người ăn chay, người có chế độ ăn uống không cân bằng đặc biệt trẻ em dưới 5 tuổi. Việc thiếu hụt sắt và kẽm có thể ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, do đó bổ sung đúng và đủ hai vi chất này là điều cần thiết để duy trì cơ thể khỏe mạnh!

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ 6-59 tháng tuổi trên toàn quốc là 58%, ở phụ nữ mang thai là 63,5%, vẫn ở mức nghiêm trọng theo đánh giá của WHO. Tỷ lệ này cao hơn tại miền núi phía Bắc (67,7% ở trẻ em, 81,9% ở phụ nữ mang thai) và Tây Nguyên (66,6% ở trẻ em, 63,9% ở phụ nữ mang thai). Đặc biệt, tại thành phố, tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ em 6-59 tháng vẫn ở mức nghiêm trọng (49,6%) và không có cải thiện trong 5 năm qua (2015-2020).

Tỷ lệ thiếu Kẽm
Tỷ lệ thiếu Kẽm

Cũng theo tổng điều tra, tỷ lệ thiếu máu do thiếu sắt ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi trên cả nước là 19,6%, tỷ lệ này vẫn cao nhất ở miền núi phía Bắc (23,4%) và Tây Nguyên (26,3%). Tỷ lệ thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em trong độ tuổi 5-9 tuổi là 9,2%; ở trẻ em trong độ tuổi 10-14 tuổi là 8,4%, đều ở mức có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng nhẹ theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới.

Tỷ lệ thiếu máu
Tỷ lệ thiếu máu

3. Bổ sung Sắt Kẽm đúng thời điểm

Sắt Kẽm đều là những vi chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, nhưng việc sử dụng chúng cần tuân thủ đúng nguyên tắc để đảm bảo hiệu quả tối đa:

  • Thời điểm bổ sung Sắt: Uống sắt vào buổi sáng, khi bụng đói hoặc giữa các bữa ăn, để tăng cường khả năng hấp thu. Nên tránh dùng cùng lúc với trà, cà phê, hoặc thực phẩm giàu Canxi.
  • Thời điểm bổ sung Kẽm: Kẽm có thể uống sau bữa ăn để giảm kích ứng dạ dày.

Theo khuyến nghị của các chuyên gia, người dùng không nên uống Sắt Kẽm cùng lúc. Tốt nhất, hãy sử dụng hai vi chất này cách nhau từ 2 đến 4 tiếng. Lý do là sắt có thể cản trở khả năng hấp thu kẽm, khiến việc sử dụng đồng thời hoặc uống sắt trước kẽm làm giảm hiệu quả của cả hai vi chất này.

Để đảm bảo cung cấp đủ Sắt Kẽm cho cơ thể, bạn nên kết hợp chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng với những thực phẩm giàu hai vi chất này. Thịt đỏ, gan, và hải sản là nguồn cung cấp sắt dồi dào, trong khi hàu, cá, và các loại hạt lại giàu kẽm, rất tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, việc lựa chọn các sản phẩm bổ sung uy tín như viên uống chất lượng cao sẽ giúp bạn dễ dàng cân đối nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày, đặc biệt khi chế độ ăn chưa đáp ứng đủ lượng sắt và kẽm cần thiết.

4. Gợi ý sản phẩm bổ sung Sắt Kẽm

Combo Sắt Kẽm hữu cơ
Combo Sắt Kẽm hữu cơ

4.1. Siro Sắt hữu cơ không tanh – FeriPro

  • Bổ sung Sắt Gluconate – Sắt hữu cơ dễ hấp thu, không gây táo bón, nóng trong.
  • Hương vị Caramel thơm ngọt, không tanh, dễ uống.
  • Hỗ trợ tạo hồng cầu, giúp giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt.
Siro Sắt hữu cơ không tanh FeriPro
Siro Sắt hữu cơ không tanh FeriPro

4.2. Siro Kẽm hữu cơ vị cam – Biozinc Kids

  • Bổ sung Kẽm Gluconate – Kẽm hữu cơ dễ hấp thu hiện nay.
  • Kết hợp Selen, Lysin hỗ trợ tăng hấp thu giúp bé ăn ngon miệng, tăng cường đề kháng, phát triển chiều cao và trí não.
  • Hương vị cam tự nhiên, thơm ngon, dễ dàng chinh phục vị giác.
Siro Kẽm hữu cơ vị cam Biozinc Kids
Siro Kẽm hữu cơ vị cam Biozinc Kids

Tài liệu tham khảo: https://vienhuyethoc.vn/gan-20-tre-duoi-5-tuoi-o-nuoc-ta-bi-thieu-mau-dinh-duong/

Tìm hiểu các bài viết liên quan tại ĐÂY

Để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ với chúng tôi: https://www.facebook.com/ancarepharma/