Con chậm mọc răng là do đâu? Cần bổ sung gì khi bé chậm mọc răng?

Nhiều mẹ lo lắng bé nhà mình mọc răng chậm hơn các bạn cùng lứa, vậy thế nào là chậm mọc răng? Hãy cùng AN Care Pharma tìm hiều về quá trình mọc răng của trẻ và các vi chất liên quan đến quá trình ấy.

1. Quá trình mọc răng sữa ở trẻ nhỏ

Trẻ mọc răng sữa bắt đầu từ khoảng 6 tháng tuổi và hoàn thiện vào khoảng 30 tháng tuổi (2,5 tuổi). Trẻ thường có 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới). Nhìn chung, trẻ sẽ mọc răng theo tiến trình sau đây: 

  • Từ 6 đến 10 tháng tuổi: Bé sẽ mọc những chiếc răng cửa đầu tiên và vị trí mọc răng đầu tiên thường là 2 chiếc răng cửa ở hàm dưới.
  • Từ 8 đến 12 tháng tuổi: Bé mọc thêm 2 chiếc răng cửa hàm trên.
  • Từ 9 đến 13 tháng tuổi: Tiếp tục mọc 2 chiếc răng cửa số 2. Như vậy, lúc này, bé sẽ có khoảng 4 chiếc răng cửa ở hàm trên.
  • Từ 10 đến 16 tháng tuổi: Tiếp tục mọc 2 chiếc răng cửa hàm dưới.
  • Từ 13 đến 19 tháng tuổi: Bé mọc những chiếc răng hàm đầu tiên.
  • Từ 16 đến 22 tháng tuổi: Mọc 2 chiếc răng nanh hàm trên.
  • Từ 17 đến 23 tháng tuổi: Mọc 2 chiếc răng nanh hàm dưới.
  • Từ 23 đến 31 tháng tuổi: Bé mọc 2 chiếc răng hàm tiếp theo.
  • Từ 25 đến 33 tháng tuổi: Trẻ mọc 2 chiếc răng hàm trên cuối cùng.
Thứ tự mọc răng sữa
Thứ tự mọc răng sữa

Để cho dễ nhớ thì các mẹ có thể tham khảo công thức tính nhanh: Số răng = Tháng tuổi – 4.

Tuy nhiên không phải trẻ nào cũng tuân theo tiến trình mọc răng như vậy. Có những trẻ mọc răng từ rất sớm nhưng cũng có trường hợp trẻ đã 1 tuổi trẻ vẫn chưa mọc răng. Những trường hợp đó được nhận định là trẻ chậm mọc răng[1].

2. Nguyên nhân trẻ chậm mọc răng là gì?

Chậm mọc răng ở trẻ có thể do 1 hoặc nhiều nguyên nhân gây nên. Các nguyên nhân đó có thể là: 

  • Nguyên nhân di truyền: Tiền sử chậm mọc răng trong gia đình, dị tật bẩm sinh, hội chứng Down[2],…
  • Nguyên nhân bệnh lý: Do mẹ vệ sinh khoang miệng cho bé không đúng cách dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn khoang miệng  hoặc do bệnh lý tuyến giáp ở trẻ,… khiến răng trẻ không mọc được, hay chậm mọc răng.
  • Nguyên nhân dinh dưỡng: Thể chất trẻ kém phát triển (do trẻ sinh non, sinh thiếu tháng hay trẻ bị suy dinh dưỡng) cơ thể không được cung cấp đủ năng lượng cho các hoạt động sinh lý của trẻ. Thêm vào đó, thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng như: Canxi, vitamin D3, Mk7 và các vi khoáng chất thiết yếu khác sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình mọc răng ở trẻ. 

3. Đề phòng và hỗ trợ cải thiện tình trạng chậm mọc răng

3.1  Đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh

– Đi khám thai định kỳ đặc biệt vào các tuần thai quan trọng.
– Ăn uống đủ chất, bổ sung đầy đủ các vi chất dinh dưỡng như Canxi, Iot, … để đảm bảo dự trữ đủ cho em bé khi chào đời.
– Vận động nhẹ nhàng và điều độ.
– Nghỉ ngơi đầy đủ và giữ cho tinh thần thoải mái.

Ăn uống đủ chất, bổ sung đầy đủ các vi chất dinh dưỡng
Ăn uống đủ chất, bổ sung đầy đủ các vi chất dinh dưỡng

3.2  Vệ sinh răng miệng đúng cách cho trẻ

Vệ sinh miệng cho trẻ sơ sinh

Bước 1: Rửa tay sạch.

Bước 2: Đặt trẻ nằm trên giường hay bế trẻ.

Bước 3: Quấn gạc quanh ngón trỏ hoặc đeo gạc tưa lưỡi hình ống.

Bước 4: Nhúng ẩm gạc bằng dung dịch NaCl 0,9% hoặc nước đun sôi để nguội.

Bước 5: Chạm nhẹ vào môi dưới của trẻ để trẻ mở miệng.

Bước 6: Nhẹ nhàng lau vòm miệng và massage nướu trẻ trước.

Bước 7: Cuối cùng đặt ngón tay vào trong phía gốc lưỡi kéo ra phía ngoài để loại bỏ cặn sữa.

=> Vệ sinh miệng thực hiện đều đặn ngày 2 lần để giúp răng miệng bé luôn khỏe mạnh, hạn chế tình trạng chậm mọc răng.

Vệ sinh miệng cho bé
Vệ sinh miệng cho bé

3.3  Cải thiện chế độ dinh dưỡng cho trẻ: 

  • Thực đơn dành cho trẻ nên đảm bảo các chất sinh năng lượng: Tinh bột, chất đạm, chất béo. Nên chú ý cung cấp đầy đủ chất đạm và nhất là đạm động vật trong quá trình ăn dặm của trẻ. Có thể nêm thêm dầu ăn trong bát bột (hoặc cháo) cho trẻ để dễ hấp thu các vitamin.
  • Khi trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm cần chú ý đảm bảo cân bằng năng lượng từ cả việc uống sữa và ăn dặm. 
  • Có thể thêm các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai vào khẩu phần ăn của trẻ để tăng cường hấp thu Canxi.
  • Hạn chế ăn vặt, đặc biệt là đồ ngọt: Một số nghiên cứu đã cho thấy đường (đặc biệt là đường Fructose) ảnh hưởng tiêu cực đến sự hoạt hóa vitamin D và quá trình hấp thu Canxi [3]
Bổ sung sữa chua, phô mai vào khẩu phần ăn của trẻ để tăng cường hấp thu Canxi 
Bổ sung sữa chua, phô mai vào khẩu phần ăn của trẻ để tăng cường hấp thu Canxi

3.4  Bổ sung Canxi và các vi chất cần thiết cho trẻ

Giai đoạn trẻ 6 tháng tuổi là thời điểm mà trẻ dễ bị thiếu hụt Canxi nhất do khi đó hàm lượng Canxi trong sữa mẹ đã không còn đủ nhu cầu của trẻ mà khi trẻ mới ăn dặm thì rất khó để bổ sung lượng Canxi thiếu hụt đó.

Theo Viện Dinh Dưỡng quốc gia, trẻ 6 – 11 tháng ăn 600ml sữa/ ngày kết hợp với ăn dặm hàm lượng Canxi trong 100ml sữa mẹ trung bình là 34mg. Từ đó, ta có thể tính được trẻ chỉ hấp thu được khoảng 204 mg Canxi/ngày qua đường sữa mẹ. Hàm lượng đó chỉ đạt một nửa nhu cầu khuyến nghị cho trẻ từ 6 tháng là 400mg/ngày. 

Vitamin D - người vận chuyển quan trọng
Vitamin D – người vận chuyển quan trọng

Nếu ta coi Canxi là những viên gạch để hình thành nên bộ xương và răng thì bộ đôi Vitamin D3 và K2 là những người vận chuyển và thi công xây dựng. 

Nhu cầu vitamin D3 ở trẻ:

  • Trẻ dưới 12 tháng tuổi: 10 microgram (400 IU) mỗi ngày.
  • Trẻ từ 1 đến 13 tuổi: 15 microgram (600 IU) mỗi ngày.
  • Trẻ vị thành niên từ 14 đến 18 tuổi: 15 microgram (600 IU) mỗi ngày.
    Vitamin K2 - người xây dựng
    Vitamin K2 – người xây dựng

 Nhu cầu vitamin K2 ở trẻ:

  • Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi: 2 microgram (mcg) mỗi ngày.
  • Trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi: 2,5 mcg mỗi ngày.
  • Trẻ từ 1 đến 3 tuổi: 30 mcg mỗi ngày.
  • Trẻ từ 4 đến 8 tuổi: 55 mcg mỗi ngày.
  • Trẻ từ 9 đến 13 tuổi: 60 mcg mỗi ngày.
  • Trẻ từ 14 đến 18 tuổi: 75 mcg mỗi ngày.

Bệnh còi xương chủ yếu là do thiếu vitamin D. Khi thiếu sẽ là giảm hấp thu Canxi ở ruột, cơ thể sẽ huy động Canxi ở xương vào máu, gây rối loạn quá trình khoáng hóa xương. Biểu hiện sớm của còi xương là trẻ quấy khóc, nôn trớ, ngủ không yên giấc, hay ra mồ hôi trộm, chậm mọc răng,… 

4. Vậy mẹ nên chọn sản phẩm bổ sung Canxi cho trẻ như thế nào? 

  • Tìm hiểu các dòng Canxi có trên thị trường: 

+ Canxi vô cơ ( thường gặp là Canxi Carbonat hay Canxi Phosphate): giá thành thường rẻ nhưng nhược điểm là rất khó hấp thu, và nhiều tác dụng phụ như nóng trong, táo bón, tích tụ thành sỏi. 

+ Canxi hữu cơ: dễ hấp thu và ít gây tình trạng táo bón, nóng trong hay tích tụ Canxi tuy nhiên tỷ lệ Canxi trong phân tử không cao. 

+ Canxi sinh học: có được ưu điểm của 2 loại Canxi trên đó là hàm lượng Canxi nguyên tố cao và dễ dàng thẩm thấu qua màng tế bào đến xương, giúp giải quyết hiệu quả vấn đề thiếu hụt Canxi. 

  • Nên tích hợp bộ đôi vitamin vận chuyển D3K2:

+  Vitamin D3 hỗ trợ hấp thu Canxi từ đường ruột vào máu. 

+  Vitamin K2 MK7 sẽ giúp Canxi từ máu được vận chuyển đúng đích đến mô xương và răng. 

  • Nguồn gốc xuất xứ: Nên chọn những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, thương hiệu uy tín đảm bảo an toàn và chất lượng. Đặc biệt cảnh giác với hàng giả, hàng nhái. 

Nếu mẹ đang tham khảo các dòng Canxi bổ sung cho bé thì hãy tham khảo sản phẩm Annibaby Calcium của nhà AN Care Pharma nhé! 

AnniBaby Calcium – giải pháp bổ sung Canxi toàn diện cho bé yêu!

Với thành phần vượt trội và thiết kế tối ưu cho trẻ nhỏ:

  • Công thức độc quyền: Annibaby Calcium chứa LipoCal™ – Canxi sinh học với hàm lượng cao (150mg Canxi trong 5ml), dễ hấp thu và thân thiện với hệ tiêu hóa.
  • Tích hợp Vitamin D3 và K2 (MK7) với tỷ lệ hợp lý: Trong 5ml Annibaby Calcium chứa 10mcg vitamin D3 và 20 mcg vitamin K2 MK7 đáp ứng đủ nhu cầu 1 ngày của trẻ. 
  • Hương vị thơm ngon, dễ ống: Hương dưa gang tự nhiên khiến bé yêu thích thú mỗi lần uống.
Giới thiệu Anni BABY Calcium

 

Tìm hiểu các bài viết liên quan tại: https://ancarepharma.com/chu-de/kien-thuc-dinh-duong-vi/ 

Để được tư vấn cụ thể hãy liên hệ với chúng tôi: https://www.facebook.com/ancarepharma 

Tài liệu tham khảo: