Vàng da ở trẻ sơ sinh là gì?

Vàng da sơ sinh xuất hiện ở >50% trẻ sinh đủ tháng và nghiêm trọng hơn ở trẻ sinh non. Vàng da chủ yếu được chia thành 2 loại chính là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Qua bài viết này cùng tìm hiểu về Vàng da ở trẻ sơ sinh là gì? 

1. Nguyên nhân gây vàng da

  • Chủ yếu là do tăng bilirubin huyết thanh trong thời kỳ sơ sinh.
Ảnh màu sắc vàng da ở trẻ
Ảnh màu sắc vàng da ở trẻ

1.1. Vậy bilirubin là gì?

  • Bilirubin là một sắc tố màu vàng được tạo ra từ quá trình phân hủy các tế bào hồng cầu già trong cơ thể. Khi các tế bào hồng cầu già đi, chúng bị phá vỡ và giải phóng ra hemoglobin. Hemoglobin sau đó được chuyển đổi thành bilirubin.
  • Khi nồng độ bilirubin trong máu tăng cao, nó sẽ lắng đọng trong da, các mô khác; khiến da và củng mạc có màu vàng. Đây chính là hiện tượng vàng da mà chúng ta thường thấy.
công thức hóa học của bilirubin
công thức hóa học của bilirubin

1.2. Phân loại nguyên nhân

  • Là tình trạng sinh lý: Do Gan trẻ sơ sinh chưa đào thải được hết lượng bilirubin trong cơ thể, gây ra tình trạng vàng ra diễn ra từ 2-3 ngày đầu và giảm dần từ 7-10 ngày sau sinh.
  • Hoặc là bệnh lý do:

+ Bệnh lý rối loạn chuyển hóa: Các bệnh về di truyền chuyển hóa bilirubin gây vàng da

+ Bệnh lý rối loạn chức năng hồng cầu: Các bệnh làm tăng tự hủy hồng cầu cũng là nguyên nhân gây ra vàng da

+ Bệnh lý về gan: Viêm gan, tắc mật

Trẻ sơ sinh bị tăng bilirubin máu nặng có nguy cơ bị rối loạn chức năng thần kinh. Bilirubin liên kết với nhân nhạt, hồi hải mã, tiểu não và các thể nhân dưới đồi, gây độc thần kinh.

2. Dấu hiệu nhận biết

  • Niêm mạc: Vàng da xuất hiện từ đầu và lan dần xuống đến chân; da và củng mạc vàng.
  • Phân và nước tiểu có màu sẫm hơn bình thường
  • Trẻ bú kém, ngủ li bì: Một số trẻ bị vàng da có dấu hiệu này.
dấu hiệu vàng da
dấu hiệu vàng da

3. Cách xử trí

  • Vàng da sơ sinh đa phần thường sẽ tự khỏi. Tuy nhiên vẫn có trường hợp biến chứng nặng nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời. Cha mẹ và y tế cần nhận biết sớmcan thiệp khi cần thiết.
  • Với vàng da sinh lý thường sẽ tự khỏi nên chỉ cần cho trẻ bú mẹ thường xuyên để chức năng gan hoạt động trơn tu. Còn đối với vàng da bệnh lý cần tìm hiểu nguyên nhân, và điều trị kịp thời là rất cần thiết.
  • Liệu pháp quang trị liệu được sử dụng rộng rãi trong điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh và thực sự có thể ngăn ngừa độc tính thần kinh do tăng bilirubin máu. Nhưng cần được theo dõi kỹ bởi bác sĩ và nhân viên y tế giảm thiểu tối đa tác hại xấu lên mắt và da của trẻ.
pp chiếu đèn trẻ vàng da
pp chiếu đèn trẻ vàng da

4. Lưu ý

Theo dõi sát sao tình trạng của bé

  • Quan sát màu da và mắt: kiểm tra thường xuyên để phát hiện sớm những thay đổi về màu sắc
  • Theo dõi lượng bú: đảm bảo bé bú đủ và tăng cân tốt
  • Quan sát những dấu hiệu bất thường: bỏ bú, quấy khóc, sốt, lừ đừ,..

Tuân thủ chỉ định của bác sĩ

  • Điều trị theo phác đồ: nếu có kê đơn hoặc chỉ định chiếu đèn cần nghiêm túc tuân thủ
  • Đưa bé đi tái khám định kỳ
  • Không tự ý điều trị, nếu có bất kỳ lo lắng hay thắc mắc nào hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn.

Tăng bilirubin máu ở trẻ sơ sinh có thể được phòng ngừa và điều trị hiệu quả nếu được phát hiện và điều trị sớm. Vì vậy, việc theo dõi sát sao tình trạng của bé và tuân thủ chỉ định của bác sĩ là vô cùng quan trọng.

Trẻ khỏe mạnh
Trẻ khỏe mạnh

Tài liệu tham khảo:

  1. Betty Ansong-Assoku; Sanket D. Shah/ Neonatal Jaundice/ 2024
  2. D Bratlid/Criteria for treatment of neonatal jaundice/

 

Tìm hiểu các bài viết liên quan tại: https://ancarepharma.com/chu-de/kien-thuc-dinh-duong-vi/

Để được tư vấn cụ thể hãy liên hệ với chúng tôi: https://www.facebook.com/ancarepharma