TRẺ ĂN DẶM SỚM HAY MUỘN CÓ NGUY CƠ GÌ?

Trẻ từ 6 tháng trở lên, trẻ phải bắt buộc phải ăn dặm thêm các thức ăn khác ngoài sữa mẹ để đảm bảo đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng. Nếu ăn bổ sung không đúng thời điểm, sớm hay muộn hơn đều không tốt cho trẻ. Các mẹ cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

1. 6 nguy cơ khi cho trẻ ăn dặm quá sớm

  • Làm cho trẻ ít bú sữa mẹ, không cung cấp đủ dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu của con. Dẫn đến kết quả là bữa ăn nghèo chất dinh dưỡng nếu chỉ cho trẻ ăn súp hay cháo loãng bởi vì người chăm sóc cho ăn dễ dàng hơn.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh vì thiếu các yếu tố miễn dịch có trong sữa mẹ.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy do thức ăn bổ sung không sạch hay không tiêu hóa dễ như là sữa mẹ.
  • Tăng nguy cơ dị ứng vì trẻ chưa thể tiêu hóa được các protein có trong thức ăn.
  • Tăng nguy cơ mang thai của mẹ nếu không cho con bú thường.
  • Tăng nguy cơ ỉa chảy vì lúc này, bộ máy tiêu hóa của bé chưa thích ứng kịp thời với chế độ ăn dặm, không dễ tiêu hóa như sữa mẹ.
Trẻ ăn dặm sớm quá hay muộn quá đều có những nguy cơ không tốt.
Ăn dặm sớm quá hay muộn quá đều không tốt cho trẻ

Theo bác sĩ Hà Việt Hòa, thời điểm ăn bổ sung thích hợp nhất cho trẻ là sau 6 tháng tuổi. Dù sữa mẹ còn nhiều vẫn phải cho bé ăn bổ sung, vì lúc này  sữa mẹ không cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ.

2. Nguy cơ khi cho trẻ ăn dặm quá muộn

Từ 6 tháng tuổi trở lên, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ lớn hơn, nếu chỉ bú sữa mẹ, trẻ sẽ không đủ năng lượng để phát triển và dễ bị còi xương, suy dinh dưỡng, chậm lớn.

Không chỉ chậm phát triển hơn những trẻ khác, trẻ được ăn bổ sung muộn còn có nguy cơ thiếu vi chất như thiếu máu do thiếu sắt. Nếu bị thiếu máu sẽ ảnh hưởng tới phát triển thể chất cũng như trí tuệ của trẻ.

Tìm hiểu các bài viết liên quan tại: https://ancarepharma.com/chu-de/kien-thuc-dinh-duong/

Để được tư vấn thêm hãy liên hệ với chúng tôi: https://www.facebook.com/ancarepharma/