Ăn uống hợp lý là việc quan trọng giúp cơ thể có đủ dinh dưỡng và năng lượng cho các hoạt động sống, học tập và làm việc hiệu quả. Tuy nhiên, tùy vào nhu cầu, hoàn cảnh, tình trạng sức khỏe mỗi cá nhân sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, nên khẩu phần ăn cũng sẽ khác nhau. Vậy một khẩu phần ăn hợp lý là như thế nào?
1. Tại sao cần phải xây dựng khẩu phần ăn hợp lý?
Thông thường, một ngày của chúng ta sẽ có 3 bữa chính là sáng, trưa, tối và một bữa ăn phụ. Tuy nhiên, để có một sức khỏe tốt thì việc ăn đúng bữa là chưa đủ, mọi người cần phải có một khẩu phần ăn hợp lý với cơ thể của mình. Bởi thực tế, việc ăn ít sẽ khiến cho cơ thể không có đủ dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng gầy gò, ốm yếu, thiếu chất, … Còn khi ăn quá nhiều, cơ thể sẽ bị quá tải, khó hấp thụ và chuyển hóa dinh dưỡng, từ đó dẫn đến tình trạng thừa dinh dưỡng.

Khi các chất không được chuyển hóa hết thì sẽ được cơ thể tích tụ dưới dạng mỡ thừa, gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm như bệnh béo phì, bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường, … Chính vì vậy, mỗi cá nhân cần phải xây dựng khẩu phần mỗi ngày sao cho thật hợp lý, giúp cơ thể được cung cấp đầy đủ các loại dinh dưỡng cần thiết, đảm bảo duy trì tốt các chức năng mà không bị tình trạng thiếu hụt cũng như quá dư thừa dinh dưỡng.
2. Thế nào là khẩu phần ăn hợp lý?
Một khẩu phần ăn đảm bảo dinh dưỡng là có thể cân bằng được các nhóm chất từ thức ăn là Glucid, Lipid, Protid và Vitamin. Với các đối tượng khác nhau thì các nhóm chất này cũng cần có tỷ lệ khác nhau. Bữa sáng cần được coi là bữa ăn chính, lượng thức ăn dành cho bữa sáng nên đạt 1/3 năng lượng cả ngày. Bữa sáng cũng nên có đầy đủ các chất dinh dưỡng bao gồm các nhóm: Chất bột đường như bún, bánh mì, cơm, phở, …; Chất đạm từ thịt, cá, trứng, sữa, …; Chất béo từ dầu, mỡ, bơ, … ; Vitamin và muối khoáng đến từ các loại trái cây và rau xanh.

3. Những thực phẩm cần thiết khi xây dựng khẩu phần ăn hợp lý
Thực phẩm có chứa nhiều carbohydrate từ chất xơ và tinh bột:
Lượng Carbohydrate có từ tinh bột nên chiếm hơn 1/3 lượng thực phẩm mà bạn tiêu thụ một ngày. Chính vì vậy, hãy xây dựng khẩu phần ăn hợp lý với nhiều chất xơ bằng cách ăn đa dạng các loại ngũ cốc nguyên cám như bánh mì làm từ gạo lứt, ngũ cốc nguyên cám, khoai tay chưa bóc vỏ, … Những loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ hơn các loại carbohydrate có từ tinh bột màu trắng hoặc tinh luyện. Đồng thời, chúng giúp bạn cảm thấy no lâu hơn.
Trái cây và rau củ:
Các chuyên gia dinh dưỡng đã khuyến nghị rằng, khẩu phần ăn cần đầy đủ chất từ ít nhất 5 loại trái cây và rau củ mỗi ngày, bất kể chúng là đồ tươi hay đóng hộp, sấy khô hoặc ép thành nước.
Cá:
Cá là một loại thực phẩm có chứa một lượng vitamin, protein và khoáng chất dồi dào. Chính vì vậy, bạn hãy ăn ít nhất 2 khẩu phần cá mỗi tuần, trong đó nên có cá béo, vì chính giúp bạn ngăn ngừa được bệnh tim mạch. Các loại cá béo bao gồm:
- Cá hồi sống ở cả nước ngọt và nước mặn;
- Cá trích;
- Cá mòi lớn, cá mòi nhỏ;
- Cá thu.
Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp cho người đọc biết thêm được thế nào là một khẩu phần ăn hợp lý. Từ đó giúp cho bạn có những thông tin cần thiết trong việc xây dựng khẩu phần ăn phù hợp cho bản thân và gia đình, mang lại hiệu quả dinh dưỡng cao, giúp cho cơ thể luôn được khỏe mạnh.
Tìm hiểu các bài viết liên quan tại: https://ancarepharma.com/chu-de/kien-thuc-dinh-duong/
Để được tư vấn cụ thể hãy liên hệ với chúng tôi: https://www.facebook.com/ancarepharma/