1. Đái tháo đường Type 2 là gì?
Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.

2. Cơ chế của đái tháo đường Type 2
Đó là sự đề kháng insulin, điều đó có nghĩa là cơ thể bạn không sử dụng insulin đúng cách hay insulin không thực hiện được chức năng. Lúc đầu, tuyến tụy tạo thêm insulin để bù cho nó. Nhưng theo thời gian, tuyến tụy của bạn không thể theo kịp và không tiết ra đủ insulin để giữ cho mức đường huyết bình thường.
Một cách đơn giản hơn, bạn có thể hiểu insulin chính là những cầu nối đưa nguồn thức ăn quan trọng nhất trong cơ thể là glucose vào bên trong tế bào, giúp các tế bào sản sinh ra năng lượng.
Khi cơ thể bị khiếm khuyết insulin, đường không được đưa đầy đủ vào tế bào, lập tức tế bào của bạn sẽ bị đói đồng nghĩa với việc lượng glucose trong máu sẽ tăng cao.
Glucose tăng cao trong máu sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Biến chứng tim mạch: Ảnh hưởng do tăng đường huyết có thể gây ra các bệnh lý động mạch vành (dẫn đến nhồi máu cơ tim) và đột quỵ. Huyết áp cao, cholesterol cao, glucose máu cao và các yếu tố nguy cơ khác góp phần làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch.
- Biến chứng thận: Tiểu đường gây ra các tổn thương mạch máu nhỏ ở thận dẫn đến thận hoạt động kém hiệu quả hoặc suy thận.
- Bệnh thần kinh ngoại vi: Bệnh đái tháo đường 2 có thể gây tổn thương thần kinh khắp cơ thể khi glucose máu và huyết áp quá cao. Điều này dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, rối loạn cương dương và nhiều chức năng khác. Trong các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là các chi, đặc biệt là bàn chân do cấu tạo giải phẫu thần kinh mạch máu và tư thế của con người khác biệt hơn các cơ quan khác.
- Bệnh võng mạc mắt: Hầu hết những người mắc bệnh đái tháo đường sẽ phát triển một số loại bệnh về mắt làm giảm thị lực hoặc mù lòa. Mức glucose máu cao liên tục cùng với huyết áp tăng và cholesterol cao là những nguyên nhân chính gây ra bệnh lý võng mạc.
- Các biến chứng trong thời kỳ mang thai: Glucose máu cao trong thai kỳ có thể dẫn đến thai nhi bị quá cân. Điều này dễ dẫn đến các tai biến khi sinh nở chấn thương cho trẻ và mẹ; Nguy cơ hạ đường huyết đột ngột ở trẻ sau sinh; Trẻ bị phơi nhiễm glucose máu cao trong suốt thai kỳ có nguy cơ cao bị tiểu đường trong tương lai hơn các trẻ khác.
3. Nên ăn gì khi bị đái tháo đường Type 2?
Nếu bạn đang phải chung sống với căn bệnh đái tháo đường typ2 thì phải thực hiện tốt một chế độ ăn uống, luyện tập phù hợp và cân bằng có thể giúp bạn kiểm soát hiệu quả được lượng đường trong máu cũng như số cân nặng của mình.
Đối với bệnh đái tháo đường typ2 bạn cần đảm bảo lựa chọn và tuân theo một chế độ ăn uống đa dạng các loại thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng nhưng chỉ số đường huyết thấp để giúp cung cấp đầy đủ chất xơ, vitamin và khoáng chất mà cơ thể cần đến. Bên cạnh đó những người mắc bệnh đái tháo đường typ2 cũng nên bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu chất béo có lợi cho tim mạch vào chế độ ăn uống hàng ngày bao gồm cả axit béo không bão hoà đơn và không bão hoà đa. Những chất này có thể giúp giảm đáng kể mức cholesterol trong máu từ đó góp phần hỗ trợ và cải thiện sức khỏe hệ tim mạch.
Dưới đây là một số các loại thực phẩm bổ dưỡng mà người mắc bệnh đái tháo đường typ2 nên lựa chọn tiêu thụ thường xuyên trong chế độ ăn uống của mình, bao gồm:
- Trái cây: Dâu, táo, cam, đào, lê hoặc dưa, bơ, ổi.
- Rau: súp lơ, bông cải xanh, dưa chuột, rau bina hoặc bí xanh
- Ngũ cốc nguyên hạt: ví dụ như hạt quinoa, yến mạch, farro hoặc gạo lứt
- Các loại đậu: như đậu gà hoặc đậu lăng
- Các loại hạt: như óc chó, hạnh nhân, hạt macadamia, hạt dẻ cười, hạt điều, hạt chia, hạt gai dầu, hạt lanh hoặc hạt bí ngô.
- Các thực phẩm giàu protein: như hải sản, thịt gia cầm bỏ da, đậu phụ, thịt nạc đỏ và tempeh.
- Chất béo có lợi cho tim mạch: như dầu hạt cải, dầu ô liu, bơ hoặc dầu mè
- Một số đồ uống như: nước, trà không đường, cà phê đen hoặc nước ép rau củ.
Tìm hiểu các bài viết liên quan tại: https://ancarepharma.com/chu-de/kien-thuc-dinh-duong/
Để được tư vấn cụ thể hãy liên hệ với chúng tôi: https://www.facebook.com/ancarepharma/