TÁO BÓN NGƯỜI GIÀ: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Táo bón ngày càng trở nên phổ biến các triệu chứng làm ảnh hưởng xấu tới chất lượng đời sống cũng như tinh thần của bệnh nhân. Táo bón người già cũng là một trong những vấn đề nan giải cho bản thân người cao tuổi cũng như gia đình. Vậy nguyên do gì khiến người già gia tăng mắc táo bón. Cùng tìm hiểu với An Care nhé!

1. Lí do người già dễ mắc táo bón

Thay đổi quá trình tiêu hóa của người già:

Người già gặp khó khăn trong nhai và nuốt thức ăn do hậu quả của thiếu nước uống có flour cũng như ít được chăm sóc răng miệng kĩ lưỡng từ khi còn bé. Các vấn đề viêm lợi, bệnh quanh răng, rụng răng và tăng cảm giác răng trở nên rất phổ biến. Giảm nhu động thực quản làm chậm quá trình vận chuyển thức ăn qua ống tiêu hóa dẫn tới người già phải nhai lâu hơn và ăn chậm hơn.

Giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch vị dạ dày gây giảm hấp thu chất dinh dưỡng.

Thay đổi một số giá trị xét nghiệm liên quan đến chức năng hệ tiêu hóa: Albumin toàn phần phản ánh chức năng gan và tình trạng dinh dưỡng giảm, enzyme ALT tăng theo tuổi, Canxi máu giảm, đường máu và kali tăng.

Giảm nhu động của đại tràng cản trở thức ăn di chuyển trong phần còn lại của ống tiêu hóa và đi ra ngoài cơ thể. Tăng thời gian lưu thông của khối thức ăn trong ruột làm tái hấp thu nước nhiều hơn dẫn tới tỉ lệ táo bón gia tăng ở người cao tuổi.

Có 2 rối loạn đường ruột ở người già là táo bón và són phân, nguyên nhân do các thay đổi sinh lý và do sử dụng nhiều thuốc, ăn ít chất xơ, ít hoạt động thể lực.

2. Táo bón người già

Táo bón (khó đại tiện, đại tiện phân khô và rắn) là vấn đề thường gặp nhất ở người cao tuổi. Táo bón thường mạn tính và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe chung, nếu không được điều trị kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng. Bên cạnh các thay đổi theo tuổi, hạn chế vận động cũng là 1 tác nhân chủ yếu gây ra táo bón.

Các lời khuyên cho người già:

– Uống đủ nước: một trong những khuyến cáo nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ táo bón ở người già. Những người cao tuổi không bị ốm nặng, lượng nước đưa vào hàng ngày nên là 30 – 35 ml dịch/kg cân nặng.

– Duy trì chế độ ăn với đủ thành phần với các loại rau lá xanh và ngũ cốc cũng rất tốt cho điều trị táo bón.

– Tập thể dục đem lại hiệu quả nhanh và đáng kể với táo bón.

– Các thuốc làm mềm phân, thuốc thụt tháo và thuốc nhuận tràng có thể được sử dụng nếu táo bón trở nên trầm trọng.

Có nhiều lí do khiến người già dễ mắc táo bón
Có nhiều lí do khiến người già dễ mắc táo bón

3. Chế độ dinh dưỡng cho người già bị táo bón

  • Để khắc phục táo bón bạn nên cho người già ăn những thức ăn chưa nhiều xơ và thức ăn mềm. Việc bổ sung chất xơ giúp kích thích nhu động ruột là rất cần thiết, không nên ăn quá no, không ăn nhiều dầu mỡ, tốt nhất là nên cho người già ăn nhiều bữa.
  • Đặc biệt là nhiều rau xanh, quả chín chứa nhiều yếu tố vi lượng giúp chống lại quá trình oxy hóa như cà chua, cà rốt, rau cải xanh, súp lơ, cải bắp,… đồng thời bổ sung Canxi cho người lớn tuổi, phòng xốp, loãng xương,…
Người già mắc táo bón nên duy trì chế độ ăn với đủ thành phần với các loại rau lá xanh và ngũ cốc.
Người già mắc táo bón nên duy trì chế độ ăn với đủ thành phần với các loại rau lá xanh và ngũ cốc.

Bên cạnh đó có thể bổ sung thêm những thực phẩm được gợi ý dưới đây:

Cà rốt Cà rốt là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời. Một củ cà rốt cỡ trung bình có chứa đến 1,2 gam chất xơ không hòa tan. Đây là chất rất quan trọng với đường ruột. Nó làm mềm phân cứng bằng các liên kết nước trong đường ruột, từ đó, chúng kích thích tiêu hóa và giúp người cao tuổi đi tiêu dễ dàng.
Táo Táo có chất xơ hòa tan và không hòa tan, vì vậy nó rất cần thiết cho hệ tiêu hóa. Chất xơ tập trung nhiều ở vỏ táo, do đó khi ăn táo bạn nên ăn cả vỏ táo.

Ngoài chất xơ, táo còn chứa nhiều thành phần pectin, một loại chất giúp làm mền phân và kích thích hệ tiêu hóa. Để có kết quả tốt nhất, bạn nên ăn táo khi đói. Ăn 1 – 2 quả táo mỗi buổi sáng sau khi khi thức dậy là cách tốt nhất để táo phát huy hết khả năng trị táo bón.

Khoai lang Người có hệ tiêu hóa đường ruột kém nên ăn nhiều chất xơ giúp cho hệ tiêu hóa tốt hơn. Chất xơ trong khoai lang gấp đôi so với khoai tây: Dùng khi hấp, luộc đều có hiệu quả nhưng với người dễ sình bụng không nên ăn quá nhiều khoai lang. Các bệnh nhân bị táo bón nên lưu ý ăn cả vỏ khoai lang rất tốt cho hệ tiêu hóa. Không chỉ rễ, củ mà lá khoai lang cũng có tác dụng chống táo bón. Lá khoai lang non xào ăn, nệm 1 ít muối và hạt tiêu, khi sử dụng rất hiệu quả.
Chanh Nếu không bị bệnh lý dạ dày, mỗi sáng khi thức dậy người cao tuổi nên uống một cốc nước chanh ấm pha chút muối. Nước chanh hỗ trợ làm sạch ruột, đồng thời muối sẽ giúp cho việc đại tiện dễ dàng hơn.
Quả lê Lê không chỉ giàu chất xơ hòa tan mà nó còn chứa nhiều nước rất tốt cho hệ tiêu hóa và giúp người bệnh nói “tạm biệt” táo bón.
Chuối Cứ 100g chuối sẽ chứa 3,7g chất xơ hòa tan. Chất xơ này sẽ giúp đào thải các độc tố, cặn bã trong đường ruột ra ngoài dễ dàng hơn. Người cao tuổi nên ăn mỗi ngày 1 trái chuối để hỗ trợ trị dứt điểm tình trạng táo bón kéo dài.
Uống nhiều nước Việc uống nhiều nước có tác dụng làm mềm và bôi trơn phân, từ đó làm giảm độ ma sát giữa niêm mạc ống tiêu hóa, giảm đi cảm giác đau đớn, khó chịu trong quá trình đại tiện.

Đối với các trường hợp bị táo bón kèm theo rối loạn tiểu tiện do u tuyến tiền liệt, viêm bàng quang… người già càng nên uống nhiều nước vào ban ngày, nhưng cần hạn chế uống vào ban đêm để tránh mất ngủ vì tiểu tiện nhiều lần.

Tìm hiểu các bài viết liên quan tại: https://ancarepharma.com/tao-bon-day-du-nhat-ve-nguyen-nhan-huong-du-phong-va-dieu-tri/

Để được tư vấn thêm hãy liên hệ với chúng tôi: https://www.facebook.com/ancarepharma/