Tắc tia sữa và những điều mẹ sau sinh cần biết

Tắc tia sữa là tình trạng mà không ít phụ nữ sau sinh gặp phải, hiện tượng tắc tia sữa gây đau nhức, mệt mỏi và nếu không xử lí kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả khó lường

1. Tắc tia sữa là gì?

  • Tắc tia sữa (tắc tuyến sữa) bản chất là ứ đọng sau khi sữa được sản xuất ra nhưng không được giải thoát ra ngoài tại vú của mẹ nuôi con. Nếu tình trạng này không được giải quyết sẽ dẫn đến viêm, áp xe vú và làm ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của con.
  • Tắc sữa có thể xảy ra ở tất cả các bà mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ do trẻ chưa bú hết sữa, sữa mới và cả sữa cũ vẫn tồn đọng ở hai tuyến vú. Vì vậy vú tồn đọng các cục vón. Các cục sữa này cương cứng làm cho ống dẫn sữa bị ứ trệ tuần hoàn , gây ra viêm sưng, tấy đỏ ở vú.
  • Do mẹ chưa vệ sinh vú đúng cách khiến cho các tế bào tuyến vú chết, bít tắc, sữa không toát ra được. Các mẹ có thể tham gia các lớp tiền sản để biết cách chăm sóc đầu vú đúng cách.

2. Biểu hiện của tắc tia sữa

  • Khi tia sữa bị tắc, sữa sẽ vón cục lại tại các ống tia sữa. Bầu ngực của mẹ có cảm giác đau, tức và nóng so với các vùng da khác. Khi chạm vào các phần nổi cục, mẹ sẽ thấy đau. Đôi khi tắc sữa có thể gây sốt.
  • Nếu tình trạng kéo dài, mẹ sẽ bị áp xe vú, sốt cao, rét run. Khi đó cần có sự can thiệp của y tế.
Hình ảnh minh họa tắc tia sữa
Hình ảnh minh họa tắc tia sữa

3. Cách phòng tránh tắc tia sữa ở bà mẹ sau sinh

  • Để phòng tránh tắc sữa, luôn phải đảm bảo không để tình trang tắc sữa xảy ra. Các mẹ nên cho trẻ bú thường xuyên hơn, đúng cữ. Sau khi bé bú xong, mẹ thường có cảm giác căng tức tại vú, nên lấy nốt phần sữa còn thừa ra ngoài bằng cách hút, nặn bóp dọc theo đường đi của ống tuyến sữa bằng tay, hoặc máy,…
  • Mẹ cần cho con bú đúng cách để bé tận dụng được hết phần dinh dưỡng trong sữa cũng như lượng sữa mà bé cần đủ. Mẹ có thể bế bé, nằm hay kể cả đứng cho con bú. Dù cho con bú ở tư thế nào thì cần luôn đảm bảo con và mẹ đều thoải mái.
Cách massage ngực giảm tình trạng tắc tia sữa
Cách massage ngực giảm tình trạng tắc tia sữa

4. Cách trữ sữa, bảo quản và hâm sữa cho bé

* Cách trữ sữa mẹ trong tủ lạnh:

  • Phần sữa lấy ra cần trữ trong các dụng cụ đựng sữa vô trùng và để trong ngăn đá tủ lạnh.
  • Lưu ý rằng tủ để trữ sữa phải là tủ riêng, không nên trữ sữa chung với tủ lạnh chung với gia đình. Bởi tủ lạnh của gia đình chứa thức ăn sống, lại vừa chứa thức ăn chín, không đảm bảo độ an toàn vệ sinh.

* Bảo quản sữa:

  • Ở nhiệt độ phòng 19 – 20oC sữa mẹ có thể bảo quản được trong vòng 4 giờ. Với nhiệt độ dưới 4 độ C của ngăn mát tủ lạnh, sữa có thể bảo quản được 3 ngày
  • Thời gian bảo quản sữa trong tủ lạnh không nên kéo dài quá 6 tháng, thích hợp nhất là khoảng 2-3 tháng. Trước khi cho trẻ ăn, cần làm nóng sữa ở nhiệt độ 30o
cách trữ sữa mẹ trong tủ lạnh

Lưu ý khi hâm nóng sữa:

  • Tùy vào cách bảo quản sữa ở trong ngăn đá hay trong ngăn mát của tủ lạnh mà có cách hâm nóng sữa khác nhau. Các mẹ không nên làm nóng sữa mẹ bằng cách đun sôi hoặc dùng lò vi sóng vì nó sẽ làm mất chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ.
  • Lưu ý sau khi rã đông sữa bảo quản sữa trong tủ lạnh mẹ có thể sẽ ngửi thấy sữa mẹ có mùi xà phòng khó chịu. Nguyên nhân là do hàm lượng enzym lipase trong sữa cao, đây là một loại men tiêu hóa chất béo vẫn còn hoạt tính trong khi sữa mẹ được làm đông lạnh. Khi hàm lượng men lipase cao khi làm tan đông sữa thường có mùi và vị của xà phòng nhưng không hề có hại gì cho trẻ nhưng thường thì trẻ không thích hoặc sẽ từ chối bú. Trong trường hợp này mẹ có thể dùng cách đun sữa lên để khử bớt các enzym.
  • Việc đun sữa để giảm bớt enzyme thường tiến hành trước khi mẹ để sữa vào ngăn bảo quản. Sau khi vắt sữa, mẹ cho sữa vào nồi rồi khuấy đều và đun cho tới khi các hạt lăn tăn xuất hiện trên thành nồi (đun sôi nhẹ sữa), nhiệt độ lúc này vào khoảng 82oC thì mẹ đổ sữa đang nóng vào cốc thủy tinh và chon ngay vào thau nước lạnh để ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Khi sữa nguội thì mẹ đổ sữa vào bịch giữ sữa chuyên dụng và cho vào ngăn đá. Mẹ nên ghi ngày giờ lên bao bì để kiểm soát hạn sử dụng của sữa.
  • Khi rã đông sữa trẻ không uống hết mẹ không nên cất đi mà nên cho trẻ sử dụng tiếp.

* Các cách hâm sữa:

  • Xả nước rã đông sữa

  • Ngâm sữa vào nước ấm
  • Dùng máy ngâm sữa
  • Xả nước rã đông sữa: Xả nước rã đông sữa bằng cách xả bịch sữa đông dưới vòi nước mát để sữa được rã đông một cách từ từ không làm hỏng, làm mất đi các dưỡng chất có trong sữa. Sau đó, khi sữa đã không còn đông đá, bạn hãy từ từ tăng nhiệt độ nước để làm ấm dần sữa. Bé có thể uống sữa ở nhiệt độ bình thường, nhưng nếu bé kén ăn thì bạn nên hem sữa ấm trước khi cho bé uống. Còn trong trường hợp bạn đã để sữa xuống ngăn mát từ hôm trước và sữa đã tan đá thì bạn chỉ cần xả bịch sữa dưới vòi nước ấm là được.
  • Ngâm sữa vào nước ấm: Bạn lấy một tô nước ấm và đặt bịch sữa vào tô và đảm bảo nước không quá nóng nếu nhiệt độ cao có thể khiến lượng sữa trong bịch trở nên quá nóng và làm mất đi chất dinh dưỡng trong sữa. Và bạn cần lưu ý không để nước không đủ nóng  để đủ sức làm tan sữa và làm ấm sữa. Lưu ý, không nên để nước rò rỉ vào phía trong bịch sữa. Với một bịch sữa còn đang đông đá, bạn có thể cần vài chục phút để đưa sữa từ trạng thái đông lạnh trở về nhiệt độ phòng. Trong khi đó, với sữa đã được làm tan đá bạn chỉ cần vài phút là đủ. Trước khi cho bé uống, bạn hãy dùng thìa khuấy đều sữa để kiểm tra liệu còn sót lại các tinh thể đá không.
  • Dùng máy hâm sữa

  • Cách hâm sữa mẹ ở ngăn mát: Mẹ ngâm sữa đã để ngăn mát vào nước ấm 40o  cho đến khi sữa có nhiệt độ phù hợp để bé dùng. Mẹ cũng chú ý không nên hâm sữa quá nóng sẽ làm mất dưỡng chất trong sữa mẹ.
  • Lưu ý:+  Lượng sữa mẹ lấy ra khỏi ngăn mát để sử dụng không nên để lại dùng tiếp. Vì vậy,  mẹ nên chỉ lấy vừa đủ lượng sữa bé cần+ Tuyệt đối không dùng lò vi sóng để làm nóng sữa vì nhiệt độ lò có thể gây bỏng cho bé. Đồng thời song trong lò làm mất đi một lượng chất đạm trong sữa mẹ. 

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn: https://www.facebook.com/ancarepharma