Đầy bụng ở trẻ sơ sinh và 3 cách cải thiện hiệu quả nhất!

Đầy bụng là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đầy hơi khó tiêu thường khiến trẻ mệt mỏi, biếng ăn, chậm tăng cân do hấp thụ dinh dưỡng kém.

1. Những biểu hiện đầy bụng ở trẻ sơ sinh

• Trẻ đi ngoài nhiều lần, phân lỏng hoặc nát, một số bé có thể táo bón.
• Bé tỏ ra khó chịu, quấy khóc, ăn ít hoặc bỏ ăn
• Trẻ khó ngủ, trằn trọc do cảm giác ấm ách khó chịu, một số trẻ còn bị đau bụng, không ngủ được.
• Xuất hiện tình trạng nôn trớ
• Sau ăn 1-2h bụng vẫn căng, phình chướng hơi.
Đầy bụng khiến trẻ khó chịu, quấy khóc
Đầy bụng khiến trẻ khó chịu, quấy khóc

2. Các nguyên nhân gây đầy bụng ở trẻ sơ sinh

2.1 Trẻ bị dị ứng đạm sữa bò:

Đây là tình trạng hệ tiêu hóa của trẻ không hấp thu được các loại đạm trong sữa bò nên khi uống sữa công thức hoặc các chế phẩm từ sữa bò khiến bé đầy bụng, khó tiêu, bên cạnh đó có thể mẩn ngứa, tiêu chảy hoặc táo bón và nôn trớ.

2.2 Trẻ bị mắc chứng bất dung nạp Lactose

Do cơ thể trẻ thiếu hụt lượng enzyme lactase để tiêu hóa đường lactose nên khi uống sữa có chứa đường lactose cũng sẽ gây đầy bụng, khó tiêu.

2.3 Trẻ mắc chứng trào ngược dạ dày, táo bón, tiêu chảy hoặc các bệnh lý đường tiêu hóa cũng là nguyên nhân dẫn tới đầy bụng.

 

2.4 Dùng kháng sinh dài ngày:

Các loại kháng sinh có thể tiêu diệt các vi khuẩn có hại và có lợi trong đường ruột trẻ, khiến hệ tiêu hóa gặp vấn đề, gây ra tình trạng đầy hơi chướng bụng.

2.5 Chế độ dinh dưỡng của mẹ không khoa học:

 Trong thời gian cho con bú, mẹ sử dụng nhiều loại thực phẩm đầy hơi cũng sẽ khiến cho bé có nguy cơ bị đầy hơi. Một số loại thực phẩm gây đầy hơi chướng bụng mà mẹ nên tránh như các loại đậu, bắp cải, súp lơ, yến mạch, bơ, đào, lê,…

2.6 Trẻ chưa kịp thích nghi với chế độ ăn mới:

Thường gặp khi chuyển từ bú mẹ sang bú bình, hoặc từ bú mẹ sang ăn dặm làm trẻ chưa kịp thích nghi.

2.7 Ăn nhiều trong mỗi bữa, các bữa ăn quá gần nhau:

Trẻ sơ sinh có dạ dày rất nhỏ, nên phải chia thành nhiều bữa mới giúp bé có đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết. Nếu cho trẻ ăn quá nhiều cùng một lúc hoặc là không đủ thời gian tiêu hóa thì thức ăn chưa tiêu hóa nhanh chóng bị đẩy xuống đường ruột, gây đi ngoài, đầy hơi chướng bụng.

2.8 Thức ăn ôi thiu, nhiễm khuẩn:

. Nhiều loại vi khuẩn có khả năng lên men thức ăn, khiến thức ăn bị thiu mùi chua tiếp tục sinh sôi trong đường ruột gây đầy hơi chướng bụng.

3. 3 cách cải thiện đầy bụng ở trẻ sơ sinh

Sử dụng Probiotic trong điều trị đầy bụng ở trẻ sơ sinh
sử dụng Probiotic trong điều trị đầy bụng ở trẻ sơ sinh

Bổ sung men PROBIOTIC để tăng cường lợi khuẩn: Khi được bổ sung đủ lượng lợi khuẩn cần thiết giúp hệ vi sinh vật đường ruột của trẻ được cân bằng, các hoạt động tiêu hóa cũng được cải thiện rõ rệt. Men vi sinh ⁣𝐏𝐫𝐨𝐛𝐢𝐨𝐭𝐢𝐜 𝐋. 𝐑𝐞𝐮𝐭𝐞𝐫𝐢 ⁣𝐃𝐫𝐨𝐩𝐬 giúp hệ tiêu hóa sản xuất đủ các loại enzym cần thiết để tiêu hóa hầu hết các vi chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ, sữa bò hoặc thực phẩm, đồng thời kích thích hệ miễn dịch tăng tiết kháng thể chống lại sự xâm nhập ký sinh trùng bên ngoài, ngăn ngừa loạn khuẩn đường ruột hiệu quả. Qua đó nhanh chóng cải thiện và phòng ngừa tình trạng đầy bụng, khó tiêu ở trẻ nhỏ.

Thực hiện động tác massage bụng, đạp chân cho bé, có thể chườm nóng hoặc chườm tỏi nướng, thay đổi thực đơn.

Trẻ mắc chứng dị ứng đạm sữa bò hoặc bất dung nạp lactose cần được cho uống sữa công thức thủy phân toàn phần / một phần hay sữa không chứa đường lactose để ngăn ngừa và cải thiện tình trạng đầy bụng do uống sữa.
 Nếu còn điều gì thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hoàn toàn miễn phí: https://www.facebook.com/ancarepharma/