Khi bước sang tháng thứ 6, các bé đã có thể bắt đầu quá trình ăn dặm. Với những chị em lần đầu làm mẹ, chưa hề có kinh nghiệm nuôi con, chắc chắn sẽ gặp không ít khó khăn. Đơn cử như việc chọn thực phẩm nào, cho ăn ra sao, chế biến thế nào… cũng làm nhiều mẹ vô cùng băn khoăn. Vì vậy hãy cùng An Care Pharma xem cách làm những thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi dưới đây.
Lý do nên cho trẻ ăn dặm khi được 6 tháng tuổi
Mặc dù sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng vô cùng thiết yếu và hoàn hảo cho bé, tuy nhiên, khi bước sang tháng tuổi thứ 6, nếu chỉ dùng sữa mẹ sẽ không thể đủ để đáp ứng cho nhu cầu tăng trưởng của trẻ. Nếu không cho trẻ ăn bổ sung trong giai đoạn này, rất có thể bé sẽ chậm lớn, đối mặt với nguy cơ còi xương, suy dinh dưỡng… Đặc biệt hơn, 6 tháng tuổi cũng là thời điểm mà hệ thần kinh và cơ nhai của trẻ phát triển đầy đủ, cho phép bé có thể nhai và cắn thức ăn. Chính bởi vậy, cho bé ăn dặm vào tháng thứ 6 là hoàn toàn cần thiết.
Dưới đây sẽ là một số dấu hiệu nhận biết em bé của bạn đã bắt đầu sẵn sàng cho quá trình ăn dặm:
- Trẻ có thể giữ đầu ở tư thế thẳng mà không cần sự trợ giúp.
- Bé bắt đầu thích gặm đồ chơi hoặc thường xuyên cho tay vào miệng.
- Khi bú, bé thường nhay hoặc dứt ti mẹ.
- Bé đã biết ngồi hoặc có thể ngồi nếu được trợ giúp.
- Trọng lượng cơ thể của bé gấp đôi so với lúc mới sinh.
Mặc dù vậy, các bạn vẫn cần lưu ý rằng ăn dặm tức là chỉ ăn bổ sung, ăn kèm, vì thế, giai đoạn này sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính giúp tăng cường hệ miễn dịch của các bé.
Những lưu ý khi lên thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng
Khi lên thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi, các mẹ cần chú ý một vài điểm sau đây:
- Thức ăn luôn được nấu chín, nghiền hoặc xay nhỏ: Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi của Viện dinh dưỡng có thể kết hợp bột dinh dưỡng với các loại rau củ. Tuy nhiên, các mẹ cần phải lưu ý tới độ nhuyễn của thức ăn để tránh tình trạng bé bị hóc. Các mẹ có thể sử dụng máy xay sinh tố để xay nhuyễn thức ăn hoặc dùng nồi ủ cháo để ninh thực phẩm sau đó xay hoặc rây cho nhuyễn.
- Ăn đúng giờ: Khi sử dụng thực đơn ăn dặm cho trẻ 6 tháng, các mẹ nên lưu ý để tuân thủ thời gian. Trong vòng 2 tuần đầu, mẹ nên cho bé ăn 1 bữa/ngày để bé quen dần với nguồn dinh dưỡng khác ngoài sữa mẹ. Tiếp đó, vào 2 tuần sau của tháng thứ 6, các mẹ có thể tăng lên 2 bữa/ngày.
- Tạo hứng thú cho bé: Hãy biến giờ ăn dặm thành những trải nghiệm đầy thú vị và đáng nhớ cho các bé yêu bằng cách lựa chọn bộ ăn dặm cho bé với các màu sắc và hình dáng bắt mắt, ngộ nghĩnh. Ngoài ra, mẹ cũng nên chuẩn bị ghế ăn dặm để đảm bảo an toàn và hình thành thói quen lâu dài cho con.
- Các mẹ tuyệt đối không nên cho bé ăn rong, trò chuyện quá nhiều, trêu đùa bé hoặc cho bé xem tivi, điện thoại khi ăn.
- Đặt vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm lên hàng đầu: Các mẹ tuyệt đối phải tuân thủ nguyên tắc “ăn chín – uống sôi”, luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh các dụng cụ nồi, chảo… đúng cách.
- Luôn lựa chọn thực phẩm, hoa quả tươi ngon, không bị dập nát hay lưu trữ quá lâu trong tủ lạnh.
- Không nên chỉ cho bé ăn bột ăn dặm đóng hộp mà nên đa dạng các loại bột cho bé.
- Mẹ cần phải nắm rõ những loại thực phẩm nào có thể kết hợp hoặc không thể kết hợp với nhau để tránh gây dị ứng hay ngộ độc cho bé.
Những điều cha mẹ nên tránh khi áp dụng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi:
- Tránh nóng vội: Ăn dặm với bé là cả một quá trình dài đòi hỏi sự kiên trì, kiên nhẫn. Chính vì vậy, các mẹ chớ có nóng vội, hãy cho trẻ ăn từ ít đến nhiều và đừng bao giờ “ép” trẻ ăn nếu như trẻ không muốn.
- Tránh nhóm thức ăn có nguy cơ dị ứng cao: Các loại thực phẩm như trứng, đậu phộng, mật ong… là không phù hợp với trẻ dưới 1 tuổi. Vì vậy, mẹ nên lưu ý để tránh những loại này ra khỏi thực đơn ăn dặm của bé nhé.
- Tránh thức ăn nóng: Các mẹ hãy chắc chắn cho bé ăn những thức ăn đã được nấu chín và để nguội nhằm tránh bỏng lưỡi và ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa non nớt của bé.
- Tránh cho con ăn theo khẩu vị của mình: Đây là một trong những lưu ý vô cùng quan trọng. Rất nhiều người thường có thói quen cho bé ăn theo khẩu vị của mình, tuy nhiên các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng đối với trẻ dưới 1 tuổi, tuyệt đối không được nêm gia vị như mắm, muối, bột ngọt vào đồ ăn.
- Tránh bỏ các cữ sữa của bé: Như đã nói ở trên, sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cần thiết cho sự phát triển của trẻ trong giai đoạn này. Chính vì thế, các mẹ không nên bỏ hẳn việc cho bé uống sữa nhé.
An Care Pharma hy vọng bài viết trên đã đem lại những thông tin hữu ích giúp mẹ lên thực đơn ăn dặm cho bé hợp lý và tốt cho sự phát triển của trẻ, nếu bạn còn bất kì thắc mắc nào hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn miễn phí thông qua địa chỉ fanpage:
https://www.facebook.com/ancarepharma/