“HỘI CHỨNG” TÁO BÓN Ở TRẺ BẮT ĐẦU ĂN DẶM

Theo các chuyên gia, bé nên bắt đầu ăn dặm khi đủ 6 tháng tuổi. Trong giai đoạn trước độ tuổi này, ăn dặm chỉ nhằm mục đích tập cho bé làm quen với thức ăn đặc hơn, còn nguồn dinh dưỡng chính của bé vẫn là sữa mẹ. Táo bón ở trẻ bắt đầu ăn dặm rất hay gặp, và thường làm bố mẹ loay hoay tìm cách cho con. Cùng tìm hiểu với An Care nhé!

1. Tại sao trẻ bị táo bón khi bắt đầu ăn dặm?

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón khi bắt đầu ăn dặm. Dưới đây là 3 nguyên nhân hay gặp nhất:

  • Do thức ăn dặm chưa phù hợp: thức ăn quá cứng, quá đặc hoặc trẻ ăn quá nhiều… hoặc thức ăn khó tiêu, chưa phù hợp với trẻ bắt đầu ăn dặm, khiến hệ tiêu hóa của con quá tải và rối loạn.
  • Cho bé ăn dặm quá sớm: Khiến cho hệ tiêu hóa của trẻ chưa kịp thích nghi với thức ăn lạ, bị kích ứng hay rối loạn chức năng.
  • Bé uống ít sữa mẹ: Uống ít sữa hoặc cai sữa hoàn toàn khi trẻ ăn dặm mà không có chế độ khẩu phần phù hợp, dễ gây thiếu nước, có thể dẫn đến táo bón.

2. Cách phòng tránh táo bón ở trẻ bắt đầu ăn dặm

Bên cạnh lên thực đơn phù hợp với độ tuổi và duy trì bú sữa mỗi ngày thì mẹ nên thực hiện những biện pháp sau để khắc phục và phòng tránh bé bắt đầu ăn dặm bị táo bón nhé!

a. Cân đối khẩu phần ăn và sữa cho bé phù hợp theo nhu cầu tháng tuổi:

– Trước 6 tháng tuổi: Bé nên được bú mẹ hoàn toàn theo nhu cầu của bé hoặc cứ mỗi 2-3 tiếng bé được bú 1 lần, trừ trường hợp đặc biệt được tư vấn từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

– Từ 6 – 11 tháng tuổi: Bên cạnh 6 cữ sữa mỗi ngày (khoảng 700 – 900 ml), mẹ có thể bổ sung khẩu phần thêm khoảng 6 – 12 muỗng (5ml/ muỗng) thức ăn mỗi lần tùy theo tháng tuổi. Mỗi bữa ăn dặm cần đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là rau xanh, củ quả để phòng chống táo bón.

 Từ 12 – 23 tháng tuổi: Bé nên ăn 3 bữa/ ngày như người lớn, mỗi bữa ăn từ 2/3 – 1 chén với 4 nhóm thực phẩm, tăng cường rau xanh trong bữa ăn. Kết hợp thêm sữa mẹ từ 400 – 600ml.

b. Mát xa bụng cho bé: Mẹ có thể xoa tròn quanh rốn theo chiều kim đồng hồ để tăng tuần hoàn máu, kết hợp với bài tập đạp xe nhẹ nhàng để kích thích trẻ tiêu hóa và đi ngoài.

c. Tập cho bé thói quen đại tiện mỗi ngày: Mẹ nên tập cho bé đi ngoài vào một khung giờ cố định để tạo thói quen, từ đó sẽ hạn chế bị táo bón.

d. Tăng cường chất xơ: Chất xơ có khả năng làm mềm phân, kích thích nhu động ruột, giúp bé đại tiện dễ dàng, mẹ nên bổ sung chất xơ cho bé từ rau xanh và quả chín, hoặc sản phẩm chất xơ an toàn được chuyên gia khuyến cáo.

e. Bổ sung lợi khuẩn: Lợi khuẩn giúp duy trì cân bằng hệ vi sinh đường ruột và ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại, giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa, tăng cường miễn dịch. Mẹ có thể bổ sung cho trẻ qua thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn (probiotics) như sữa chua hoặc các loại bột ăn dặm có bổ sung lợi khuẩn để tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa cho bé hoặc các sản phẩm men lợi khuẩn phù hợp được chuyên gia khuyến cáo.

3. Bộ đôi sản phẩm đẩy lùi táo bón ở trẻ bắt đầu ăn dặm

Bộ đôi sản phẩm giúp đẩy lùi táo bón
Bộ đôi sản phẩm giúp đẩy lùi táo bón

ANNIBIO: Với thành phần 3 chất xơ hòa tan Innulin, Fos, Gos tan trong nước nhưng khi vào đường tiêu hóa chúng hút nước, trương nở tạo hệ gel nhớt giúp giữ nước làm phân mềm và xốp hơn, dễ di chuyển hơn. Bên cạnh đó còn giúp làm tăng thể tích phân và kích thích nhu động ruột để đẩy phân ra ngoài nhanh hơn, là giải pháp hiệu quả giúp làm giảm tình trạng táo bón.

BIFICURE: Cung cấp 6 tỷ lợi khuẩn Bifidobacterium Longum (BR-108) và Enterococcus faecalis (EC-12) giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả táo bón, viêm đại tràng, viêm ruột, biếng ăn, loạn khuẩn….

Tìm hiểu các bài viết liên quan tại: https://ancarepharma.com/chu-de/kien-thuc-dinh-duong/

Để được tư vấn cụ thể hãy liên hệ với chúng tôi: https://www.facebook.com/ancarepharma/ hoặc https://www.facebook.com/goctuvandinhduong