Hậu quả của bệnh trẻ bị táo bón lâu ngày

Đừng nghĩ rằng táo bón ở trẻ là vấn đề đơn giản. Cha mẹ không hề biết rằng, nếu không điều trị sớm táo bón sẽ trở thành táo bón kéo dài, và khi đó hậu quả khi để trẻ bị táo bón lâu ngày là vô cùng nguy hiểm. Bài viết dưới đây An Care Pharma sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Khi nào trẻ được coi là táo bón lâu ngày

Trẻ bị táo bón lâu ngày

Táo bón lâu ngày là tình trạng trẻ bị táo bón liên tục trên 1 tháng, hoặc tái đi tái lại nhiều lần trong năm mà không thể điều trị dứt điểm được. Trẻ táo bón kéo dài thường không rõ nguyên nhân, nhưng các chuyên gia cho rằng, nó có liên quan đến chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt của trẻ.

Táo bón được xem là táo bón kéo dài nếu bé có những biểu hiện dưới đây:

  • Trẻ bị táo bón liên tục trên 1 tháng, hoặc tái đi tái lại nhiều lần trong năm
  • Không đáp ứng với điều trị hoặc không có cải thiện rõ rệt
  • Trẻ táo bón kèm theo chán ăn, đầy bụng chướng bụng
  • Phân khô cứng, nhỏ như phân dê
  • Trẻ đau và căng thẳng khi đi cầu
  • Sợ đi cầu, thường xuyên nhịn đi cầu

Hậu quả khi trẻ bị táo bón lâu ngày

Táo bón ngắn hạn thường không gây ra biến chứng và có thể điều trị được bằng cách tự chăm sóc như thay đổi chế độ ăn uống hoặc thay đổi thói quen sinh hoạt. Tuy nhiên táo bón kéo dài lại có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời:

Bệnh trĩ

Trĩ là tình trạng sưng và viêm các tĩnh mạch ở trực tràng hoặc hậu môn. Chúng có thể xảy ra bên trong hoặc bên ngoài cơ thể gọi là trĩ nội và trĩ ngoại.

Trĩ ngoại có thể gây ngứa hoặc đau khi trẻ đi cầu còn trĩ nội tuy không gây đau nhưng thay vào đó, cha mẹ sẽ thấy trẻ có phân màu đỏ tươi trong tã lót hoặc trong bồn cầu.

Biếng ăn, suy dinh dưỡng

Khi bé bị táo bón lâu ngày, phân tích tụ lại không thoát ra được gây đầy hơi chướng bụng ở trẻ, khiến trẻ chán ăn, ăn uống không ngon miệng, lâu dần dễ dẫn đến kém hấp thu, suy dinh dưỡng.

Nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là kết quả của một số chấn thương ở hậu môn gây ra bởi tình trạng phân cứng. Khi phân cứng cọ vào hậu môn sẽ gây ra đau đớn ở trẻ và gây ngứa, đồng thời tạo nên các vết nứt ở thành hậu môn nên cha mẹ có thể nhận thấy máu trên phân của trẻ.

Sa trực tràng

Sa trực tràng xảy ra khi phần cuối cùng của ruột già – trực tràng bị nhô ra ngoài hậu môn và có thể nhìn thấy bên ngoài cơ thể. Sa trực tràng tuy không gây đau đớn và có thể tự khỏi trong nhiều trường hợp mà không cần điều trị nhưng nó lại ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống của trẻ.

Ứ phân gây tắc ruột

Ứ phân là hiện tượng xảy ra khi bé bị táo bón kéo dài. Khi đó, phân của trẻ tích tụ lại cứng đến mức không thể đi tiêu bằng cách thông thường mà phải điều trị bằng thuốc hoặc thụt rửa hậu môn. Ứ phân gây nên hiện tượng tắc ruột và gây ra các triệu chứng như đau bụng, chuột rút và chướng bụng khó chịu ở trẻ.

Nhiễm độc kéo dài

Trẻ táo bón lâu ngày sẽ khiến phân ứ đọng trong ruột già tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại sinh sôi và phát triển, phân hủy tạo ra các chất độc với cơ thể, các chất độc này được hấp thu trở lại vào máu dẫn tới nhiễm độc kéo dài ở trẻ.

Ung thư trực tràng

Phân của trẻ tích tụ lâu ngày tiết ta những chất có độc tố và chất gây ung thư, những chất này khi ở trong cơ thể – đặc biệt là trực tràng là nguyên nhân dễ gây ung thư trực tràng ở trẻ.

Trẻ bị táo bón phải làm sao

Táo bón ở trẻ sơ sinh không phải là bệnh lý và không hề nghiêm trọng, nhưng nếu để kéo dài và không điều trị dứt điểm sẽ dẫn đến việc trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày, táo bón mạn tính. Một số biến chứng trầm trọng có thể xảy ra là trẻ bị nứt hậu môn, trĩ, mất phản xạ đi cầu, vv. Chính vì thế, nếu thấy trẻ có những dấu hiệu của táo bón cha mẹ cần chú ý để có thể kịp thời chữa trị.

Với trẻ sơ sinh bị táo bón chức năng, việc điều trị thường bằng các Carbohydrate không tiêu hóa như chất xơ hòa tan hoặc các Carbonhydrate tiêu hóa như sorbitol(trong nước ép mận, táo), manitol (dịch chiết cây manna). Khi điều trị táo bón cho trẻ sơ sinh bằng phương pháp này không hiệu quả, các loại thuốc nhuận tràng và thụt hậu môn có thể được dùng bổ sung. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc và thụt tháo cần rất thận trọng, bởi chúng có thể làm giãn cơ vòng hậu môn và dễ gây táo bón mãn tính.

Một số loại thuốc nhuận tràng có thể được bác sĩ kê đơn để điều trị trẻ bị táo bón lâu ngày là:

  • Thuốc nhuận tràng thẩm thấu (có thể là Lactulose hoặc Sorbitol). Nhuận tràng thẩm thấu thường có hiệu quả tốt ở trẻ sơ sinh và không gây ra tác dụng phụ.
  • Trẻ sơ sinh bị táo bón không nên dùng dầu khoáng.
  • Thuốc thụt tháo có chứa Glycerin và nhuận tràng kích thích cũng không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ, bởi chúng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Các phương pháp chữa trị bổ sung tại nhà khi trẻ sơ sinh bị táo bón kéo dài

Cho trẻ uống nhiều nước

Thông thường trẻ dưới 6 tháng tuổi bú mẹ thì không cần uống nước nhưng vì bé bị táo bón, ngoài sữa mẹ, bé cần bổ sung 30-50 ml nước/ngày. Với trẻ ăn dặm từ 6-12 tháng tuổi thì uống 60-120 ml nước/ngày.

Cho trẻ ăn nhiều rau xanh, quả chín

Với những trẻ đã ăn dặm, nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh và quả chín xay nhuyễn. Cha mẹ có thể chọn một số loại rau quả có tính chất nhuận tràng như mồng tơi, khoai lang, đu đủ, chuối tiêu chín, vv. Cha mẹ cũng nên tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau quả chín từ nhỏ.

Nếu trẻ bú mẹ thì mẹ cũng cần uống nhiều nước (khoảng 2,5-3 lít nước/ngày). Đồng thời mẹ cũng cần ăn nhiều rau xanh, quả chín và có thể ăn thêm sữa chua hằng ngày. Với trẻ bú ngoài, nên chọn cho trẻ loại sữa có bổ sung thêm chất xơ.

Xoa bụng cho trẻ

Cha mẹ có thể massage bụng cho trẻ để tăng kích thích nhu động ruột. Thực hiện như sau: Xoa bụng trẻ theo khung đại tràng từ phải sang trái, ngày 3-4 lần vào khoảng cách giữa 2 bữa.

Tập cho trẻ đi đại tiện đúng giờ

Đây cũng là một trong những cách có thể điều trị táo bón ở trẻ sơ sinh. Cha mẹ nên chọn thời gian lúc trẻ không vội vã (có thể chọn sau bữa ăn vì lúc này nhu động ruột hoạt động tăng) sau đó tập cho trẻ thói quen đi tiêu đúng giờ đã chọn này. Thời gian đầu có thể khó khăn nhưng sau đó trẻ sẽ hình thành thói quen. Lưu ý tránh để trẻ ngồi bô hoặc bệ xí quá lâu.

Hy vọng qua bài viết này các bậc phụ huynh đã có thể ý thức được hậu quả của bệnh trẻ bị táo bón lâu ngày mà tìm ra biện pháp giải quyết chữa bệnh dứt điểm cho bé giúp bé khỏe mạnh cả nhà đều vui. Nếu bạn còn bất kì câu hỏi nào cần được giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi thông qua địa chỉ fanpage: https://www.facebook.com/ancarepharma