5 điều cần lưu ý khi bổ sung Sắt

Sắt (Fe) là một khoáng chất cần thiết cho sự sống con người. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các tế bào hồng cầu mang oxy đi khắp cơ thể. Khi cơ thể không nhận đủ chất sắt, nó sẽ không thể tạo ra số lượng tế bào hồng cầu bình thường cần thiết để duy trì sức khoẻ tốt. Tình trạng này được gọi là thiếu sắt hoặc thiếu máu do thiếu sắt.

I. Tổng quan về Sắt

1. Nhu cầu theo khuyến nghị

Nhu cầu sắt được Viện Dinh dưỡng Quốc gia đưa ra vào năm 2016 được áp dụng theo khuyến nghị của FAO/WHO 2004, SEA-RDAs 2005 đưa ra. Nhu cầu được tính toán dựa trên bốn cấp độ giá trị sinh học của sắt trong khẩu phần ăn và thay đổi nhu cầu sắt ở phụ nữ có kinh nguyệt và hiệu chỉnh theo cân nặng nên có của người Việt Nam.

Nhu cầu khuyến nghị Sắt (mg/ngày)
Nhu cầu Sắt khuyến nghị (mg/ngày)

Chú thích:

** : Loại khẩu phần có giá trị sinh học sắt trung bình (khoảng 10% sắt được hấp thu): Khi khẩu phần có lượng thịt hoặc cá từ 30g – 90g/ngày hoặc lượng vitamin C từ 25 mg – 75 mg/ngày.

*** : Loại khẩu phần có giá trị sinh học sắt cao (khoảng 15% sắt được hấp thu): Khi khẩu phần có lượng thịt hoặc cá > 90g/ngày hoặc lượng vitamin C > 75 mg/ngày.

**** : Bổ sung viên sắt được khuyến nghị cho tất cả phụ nữ mang thai trong suốt thai kỳ. Những phụ nữ bị thiếu máu cần dùng liều điều trị theo phác đồ hiện hành.

2. Nguồn thức ăn giàu sắt

Sắt trong thực phẩm ở 2 loại, dạng Fe heme hoặc Fe heme.

Nguồn từ thực phẩm

Dạng Fe heme có trong thức ăn nguồn gốc động vật, trừ trứng (như phoscidin) và sữa (như lactoferrin). Fe heme có thể dễ dàng được hấp thu ở ruột, trong khi hấp thu Fe không heme phụ thuộc vào sự có mặt của một số chất, làm tăng hay cản trở hấp thu Fe.

Vitamin C, protein động vật và các acid hữu cơ trong hoa quả và rau có tác dụng làm tăng khả năng hấp thu sắt không heme.

Các chất ức chế hấp thu Fe thường có trong các thực phẩm nguồn gốc thực vật, như Phytate ở trong gạo, các loại ngũ cốc và đậu đỗ. Chất ức chế khác là Tanin trong một số loại rau, trà và cà phê.

Vì vậy, hàm lượng Fe của thực phẩm không nhất thiết phản ánh sự đầy đủ Fe trong chế độ ăn. Nhu cầu Fe phụ thuộc vào lượng Fe có thể hấp thu được trong khẩu phần.

II. Bổ sung sắt

1. Đối tượng cần bổ sung

Thiếu Fe ở mức độ nhẹ và trung bình thường khó phát hiện vì không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, nếu tình trạng thiếu Fe kéo dài, sẽ dẫn đến bệnh thiếu máu do thiếu Fe. Khi đó, các triệu chứng mới bắt đầu xuất hiện và trở nên nghiêm trọng. Các đối tượng cần bổ sung sắt:

  • Người bị thiếu máu
  • Phụ nữ mang thai
  • Phụ nữ đang cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ
  • Phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt
  • Người đang điều trị một số bệnh lý khác

2. Những lưu ý khi bổ sung Sắt

Thời điểm bổ sung

Fe được hấp thu tốt nhất khi uống lúc bụng đói vì thức ăn sẽ làm giảm sự hấp thu của vi chất dinh dưỡng quan trọng này. Tốt nhất nên uống sau ăn từ 1 đến 2 tiếng hoặc trước bữa ăn từ 30 phút đến 1 tiếng. Đặc biệt là trước bữa sáng, sau một giấc ngủ dài, hàm lượng Fe trong cơ thể sẽ ở mức thấp nhất đây là thời điểm cơ thể dễ hấp thu các dưỡng chất nhất.

Việc bổ sung Fe vào buổi sáng hoặc trưa có thể giúp cung cấp năng lượng và tăng cường tập trung cho các hoạt động trong ngày. Tuy nhiên việc bổ sung Fe có thể gây ra tình trạng đau dạ dày, buồn nôn và tiêu chảy ở một số người, vì vậy có thể dùng Fe cùng với 1 lượng nhỏ thức ăn để tránh gặp phải vấn đề này.

Sử dụng kết hợp vitamin C

Khi uống Fe, có thể kết hợp bổ sung cùng vitamin C hoặc uống nước cam để tăng khả năng hấp thu Fe vào cơ thể.

Thực phẩm nên tránh khi bổ sung

  • Thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, rau sống, hạt nguyên cám
  • Thực phẩm hoặc đồ uống có caffein như cà phê, nước chè

Không uống Sắt kết hợp với Canxi

Canxi có thể làm giảm sự hấp thu của Fe trong quá trình hấp thu ở ruột non, vì vậy cần bổ sung 2 khoáng chất này vào những thời điểm khác nhau trong ngày.

Lộ trình bổ sung hiệu quả

Đối với người trưởng thành khỏe mạnh, việc bổ sung hàng ngày với liều lượng dưới 17 mg sẽ không gây hại. Tuy nhiên, bổ sung qua thuốc và thực phẩm chức năng thường chỉ được áp dụng trong một khoảng thời gian giới hạn.

Không nên bổ sung liên tục hàng ngày, từ năm này sang năm khác, mà không có điểm dừng. Nhu cầu bổ sung Fe thay đổi tùy theo độ tuổi, giới tính và nhu cầu phát triển của cơ thể tại mỗi thời điểm. Vì vậy, không nên tự ý dùng thuốc bổ sung mà không có chẩn đoán và chỉ định của bác sĩ.

Tài liệu tham khảo:

[1] Taking iron supplements

[2] Nhu cầu Sắt khuyến nghị (2016)

[3] BỔ SUNG SẮT CHO CƠ THỂ NHƯ THẾ NÀO CHO ĐÚNG? AI VÀ KHI NÀO CẦN?

Tìm hiểu các bài viết liên quan tại đây

Để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ với chúng tôi: https://www.facebook.com/ancarepharma/