Đồng (Cu) là một khoáng chất vi lượng thiết yếu cần thiết cho sự tồn tại của cơ thể và được tìm thấy trong tất cả các mô của cơ thể. Do chuyển đổi giữa hai trạng thái oxy hóa Cu2+/Cu+, đồng trở thành một yếu tố thiết yếu cho tất cả các sinh vật có quá trình chuyển hóa oxy hóa.
Đồng là cofactor của một số enzyme và/hoặc là thành phần cấu trúc và có liên quan đến nhiều con đường sinh lý quan trọng như chuyển hóa năng lượng, hình thành mạch, huyết học, đáp ứng với tình trạng thiếu oxy và điều trị thần kinh, ung thư.
1. Vai trò của đồng
Đồng là thành phần của một số metalloenzyme, hoạt động như oxidase trong khử oxy phân tử. Tiềm năng oxi hóa khử tương đối cao cho hệ thống Cu 2+/Cu + được sử dụng bởi nhiều enzyme cho các phản ứng oxy hóa, tham gia vào các quá trình sinh lý như chuyển hóa năng lượng, bảo vệ tế bào khỏi oxi hóa, và chuyển hóa sắt. Cu còn có đặc tính kháng khuẩn và tăng miễn dịch bằng cách tích tụ tại các vị trí viêm, quan trọng đối với việc sản xuất và đáp ứng IL-2. Có vai trò tăng sinh tế bào T và sản xuất kháng thể và miễn dịch tế bào.
Một số metalloenzyme Cu chính được tìm thấy trong người bao gồm:
– Diamin oxidase, có thể khử hoạt tính của histamin sinh ra từ những phản ứng gây dị ứng.
– Cytochrome c oxidase tham gia chuỗi oxy hóa khử tạo năng lượng.
– Ferroxidase, enzyme Cu được tìm thấy trong huyết tương và hoạt động trong quá trình oxi hóa ion sắt cần thiết để gắn sắt vào transferrin.
– Dopamine beta-monooxygenase: dùng ascorbate, Cu và oxy để chuyển hóa dopamine thành norepinephrine là các chất liên quan đến dẫn truyền thần kinh.
– Enzyme đồng/kẽm superoxide dismutase (Cu/Zn SOD), bảo vệ khỏi tác hại oxi hóa bằng cách chuyển các gốc tự do thành H2O2, sau đó được các chất chống oxy hóa khác khử thành nước. Đột biến gene Cu/Zn SOD làm thay đổi hoạt động oxi hóa khử của protein, gây ra xơ cứng cột bên teo cơ (bệnh Lou Gehrig).
– Yếu tố đông máu V và VIII: tham gia đông máu.
– Tyrosinase: tham gia tổng hợp melanin- một hormone điều hòa chu kì sinh học.
– Lysyl oxidase (LOX) có vai trò quan trọng cho sự hình thành, trưởng thành của collagen, liên kết chéo giữa collagen và elastin từ đó giúp ổn định sự hình thành và chức năng chính xác của mô liên kết và hệ thống mạch máu.
– Peptidylglycine α-amidating enzyme (PAM): hoạt hóa các hormone peptide.
2. Thiếu đồng ở những đối tượng nào
Thiếu đồng ở người rất hiếm thấy nhưng có thể xảy ra qua nhiều cơ chế.
– Được quan sát thấy ở trẻ sinh non và cân nặng sơ sinh thấp với dự trữ Cu ở gan thấp.
– Trẻ nhỏ ăn sữa công thức quá sớm hoặc ở những trẻ được hồi phục suy dinh dưỡng liên quan đến tiêu chảy kéo dài và được cho ăn bằng sữa bò.
– Trẻ suy dinh dưỡng.
– Bệnh nhân được nuôi dưỡng ngoài ruột trong thời gian dài mà không cung cấp đủ Cu.
– Người có hội chứng kém hấp thu.
– Chế độ ăn chứa ít Cu có thể dẫn đến cận thiếu Cu và một tỷ lệ đáng kể dân số có chế độ ăn phương Tây được tính toán là không đáp ứng đủ nhu cầu Cu.

– Thiếu đồng thứ cấp có thể là hậu quả của chế độ ăn nhiều kẽm do kẽm cạnh tranh vị trí hấp thu của Cu. Thiếu Cu cũng có thể xảy ra ở bệnh nhân mắc Wilson điều trị thuốc chứa chất tạo chelate với Cu (D-penicillamine hoặc tetrathiomolybdate) và sau phẫu thuật đường tiêu hóa.
– Thiếu hụt đồng di truyền: Sự thiếu hụt Cu di truyền xảy ra ở những trẻ sơ sinh nam mang gen liên kết X đột biến. Cu thiếu hụt trong gan, huyết thanh, và các protein Cu thiết yếu, bao gồm cytochrome-coxidase, ceruloplasmin, và lysyl oxidase.
3. Triệu chứng thiếu đồng
Triệu chứng lâm sàng của thiếu đồng ở người khá đa dạng:
– Các dấu hiệu sớm và phổ biến của sự thiếu hụt đồng mắc phải là các biểu hiện về huyết học như thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính và giảm ba dòng.
– Các bất thường về xương bao gồm loãng xương, gãy xương và dị tật xương thường được quan sát thấy ở trẻ sơ sinh có cân nặng khi sinh thấp thiếu đồng và trẻ nhỏ.
– Sự thiếu hụt đồng mắc phải có thể biểu hiện với các triệu chứng thần kinh, biểu hiện lâm sàng giống như bệnh lý tủy quan sát thấy trong thiếu vitamin B12.
4. Nhu cầu khuyến nghị của đồng
– Nguồn cung cấp: Cu được phân bố rộng rãi ở các thực phẩm. Phủ tạng động vật, hải sản, các loại hạt, hạt giống là nguồn chính cung cấp Cu từ chế độ ăn. Cám ngũ cốc, lúa mì và các sản phẩm từ ngũ ngốc nguyên hạt cũng là nguồn cung cấp Cu.
– Xác định nhu cầu: Tiêu chuẩn chính dùng để ước tính nhu cầu Cu dựa trên tổng hợp các chỉ số, bao gồm Cu trong huyết tương và nồng độ ceruloplasmin, hoạt động superoxide dismutase hồng cầu, và nồng độ Cu tiểu cầu trong các nghiên cứu giảm Cu có kiểm soát.
– Nhu cầu khuyến nghị đồng cho người Việt Nam được dựa trên khuyến nghị của IOM 2006. Nhu cầu khuyến nghị tăng theo lứa tuổi, tăng ở phụ nữ có thai và cho con bú:

Tài liệu tham khảo:
[1] I. Scheiber, R. Dringen, và J. F. B. Mercer, “Copper: effects of deficiency and overload”, Met Ions Life Sci, vol 13, tr 359–387, 2013, doi: 10.1007/978-94-007-7500-8_11.
[2] Lê Danh Tuyên, Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam. Viện Dinh dưỡng Quốc Gia, 2016.

Nguồn bài viết: Viện Nghiên Cứu và Phát Triển Dinh Dưỡng (https://inrd.vn/)
Tìm hiểu các bài viết liên quan tại: https://ancarepharma.com/chu-de/kien-thuc-dinh-duong/
Để được tư vấn cụ thể hãy liên hệ với chúng tôi: https://www.facebook.com/ancarepharma/